Vì sao Kho bạc Nhà nước phải gửi 160.000 tỷ ở ngân hàng?

Giải ngân vốn đầu tư công quá chậm trễ nên ngân sách phải đi gửi dù lãi nhận về còn thấp hơn chi phí đi vay.

Báo cáo tình hình vĩ mô của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, huy động vốn 8 tháng đầu năm toàn hệ thống tín dụng có đóng góp không nhỏ từ 160.000 tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước. Lượng tiền gửi của cơ quan này vào các ngân hàng thương mại tăng 68% so với đầu năm.

Nguyên nhân chính khiến Kho bạc Nhà nước "thừa" tiền phải đem đi gửi là sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công hiện nay. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 5/2017, ở mức 143.000 tỷ đồng, tăng 50,2% so với đầu năm. Báo cáo mới đây nhất của Bộ Tài chính cho biết, sau 8 tháng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản giải ngân được 43,8% dự toán. Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đến nay chỉ đạt gần 2.500 tỷ đồng, bằng 4,9% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 47,3% dự toán đã giao.

[caption id="attachment_67843" align="aligncenter" width="500"] Ngân sách huy động vào nhưng lại đang không thể giải ngân. Ảnh: Anh Quân.[/caption]

Trao đổi với PV, Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính) cũng nhìn nhận đây là hiện tượng mới xảy ra gần đây, chủ yếu vì ngân sách đang gặp vấn đề "bí" đầu ra. "Nhiệm vụ của Bộ Tài chính là phải huy động đủ tiền để có thể giải ngân, dùng vốn bất cứ lúc nào cần, còn việc sử dụng vốn lại phụ thuộc khá nhiều đơn vị và yếu tố khác", ông Độ nói.

Thực tế, cách đây hơn một tháng, Thủ tướng cũng phê bình 13 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, trong đó có Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... Thống kê đến giữa tháng 6, tổng số vốn thanh toán là 85.000 tỷ đồng, mới đạt 24% tổng kế hoạch năm 2017 và 28% kế hoạch vốn được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng giao.

Theo ông Nguyễn Đức Độ, đây là một "hiệu ứng phụ" mà ngân sách không hề mong muốn. Ưu điểm của việc này là hệ thống ngân hàng có thêm lượng tiền gửi dồi dào, có thể lãi suất thấp bởi nhiều khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước không thể gửi kỳ hạn dài do từ nay đến cuối năm chỉ còn vài ba tháng, bất cứ lúc nào cũng có thể cần đến.

"Nói chung lãi suất sẽ không thể cao hơn lãi đi vay và chi phí trả chênh lệch này ngân sách phải chịu", ông nói.

Một chuyên gia tài chính khác cũng đặt lo ngại về khoản chênh lệch lãi suất Kho bạc Nhà nước nhận được khi gửi ngân hàng có thể thấp hơn nhiều so với chi phí ngân sách huy động qua các kênh trước đó (phát hành trái phiếu Chính phủ...).

Việc chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công được cho là điểm nghẽn với tăng trưởng kinh tế và ngược lại còn khiến Chính phủ phải gánh lãi vay của dân.

Tại một cuộc làm việc của Tổ công tác Thủ tướng mới đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nói thẳng: “Tiền để trong két không tiêu được, trong khi chúng ta vẫn phải trả lãi, đó là lãng phí”. Một trong những nguyên nhân giải ngân chậm theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chính từ lãnh đạo các bộ ngành, địa phương để tồn tại nhiều vấn đề thủ tục, chỉ đạo không quyết liệt, năng lực đơn vị thi công…

Theo Thanh Thanh Lan Vnexpress

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video