Vì sao doanh nghiệp châu Âu thu hẹp quy mô đầu tư tại Việt Nam?

Năm 2017 là một năm ghi nhận nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khả quan. Trong bối cảnh này, các công ty châu Âu đã hoạt động tích cực để phát triển kinh doanh, nhưng tốc độ tăng trưởng không tương đồng với các nhà đầu tư châu Á.

[caption id="attachment_77305" align="aligncenter" width="600"] Toàn cảnh Diễn đàn VBF kỳ cuối 2017.[/caption]

Trên thực tế, EuroCham nhận thấy, năm ngoái một số nhà đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực phân phối đã rút khỏi Việt Nam. Theo đó, các thành viên EuroCham chỉ ra rằng, tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ nghĩa bảo hộ và tính thiếu liên kết trong các quy định pháp luật là những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp thành viên của EuroCham giảm quy mô đầu tư tại thị trường Việt Nam.

3 nguyên nhân “níu chân” doanh nghiệp

EuroCham kêu gọi Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh xử lý các trường hợp tham nhũng đối với cấp quản lý thấp hơn, giải pháp chính là trả cho họ mức lương xứng đáng hơn, để họ phục vụ tốt hơn cho chính quyền và người dân. Đối với cấp cao hơn, vấn đề nan giản phát sinh từ tính thiếu tính minh bạch, sự phụ thuộc quá nhiều vào các thủ tục cấp giấy phép và chứng nhận, cơ chế xin-cho và sự diễn giải quy định chủ quan cao của những người có vị trí quyết định.

Do hệ quả của chủ nghĩa bảo hộ, các công ty địa phương và chính quyền địa phương phải trả nhiều hơn hoặc không thể có được hàng hóa chất lượng hơn, an toàn và đáng tin cậy hơn và không được trang bị đủ kiến thức, đào tạo, cập nhật thêm để cung cấp dịch vụ.

Cuối cùng, cần giảm thiểu các yêu cầu chồng chéo hoặc mâu thuẫn của các đơn vị hành chính, gây lãng phí tài chính hay thuế và còn khiến cho các nhân viên phải làm các thủ tục không cần thiết, như việc cấp chứng nhận an toàn thực phẩm. Mặc dù có quy định mới nhưng các tiêu chuẩn để có được giấy chứng nhận vẫn có kẽ hở để lạm dụng với các quy định có cách giải thích khác nhau. "Chúng tôi đề xuất các thông báo của nhà sản xuất cho các cơ quan chức năng về việc sản phẩm mới tuân thủ tất cả các quy tắc cần phải được ghi rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho công chúng", Eurocharm nhấn mạnh.

Một vấn đề khác cần quan tâm trong việc tinh giản thủ tục hành chính là vấn đề hậu cần, trong đó việc giải quyết ba vấn đề sau sẽ giúp ích rất nhiều để đảm bảo thời gian và đạt được mức giá cạnh tranh hơn: thuế nhà thầu phải được các cơ quan chức năng đồng ý, chính sách một cửa quốc gia vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, chính sách thanh toán bằng ngoại tệ qua internet cần được tạo điều kiện hơn nữa để thực thi.

Thách thức đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngoài ra, EuroCham cũng cho rằng, các dự án theo mô hình Hợp tác Công – Tư (PPP) thực sự dựa trên các tiêu chí tài chính về doanh thu đáng tin cậy, các quy tắc được xác định xuyên suốt dự án hoặc việc thực hiện các chính sách ưu đãi thực sự vốn là cách duy nhất để thu hút nguồn đầu tư tư nhân quốc tế vẫn chưa được đảm bảo. Đồng thời, việc không có tính khả thi về mặt tài chính của hợp đồng mua bán điện cũng như cách thức trao giấy phép cho các đơn vị không có nguồn tài chính và không có kinh nghiệm sẽ giảm khả năng hiện thực hóa việc xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời và việc cung cấp điện cho người dân, các công ty tại Việt Nam.

Một năm nữa, vốn ODA sẽ đảm bảo cho Việt Nam có được một số nguồn điện mới, nhưng chỉ trong phạm vi quy mô là một phần của tiềm năng lớn lao hơn nữa. Tất cả những điều này diễn ra vào thời điểm mà nhiều nhà đầu tư và nhà phát triển năng lượng chuyên nghiệp trên thế giới có tiền để sử dụng vào dự án năng lượng sắp tới hoặc họ sẽ phải trả lại cho những người đã ủy quyền cho họ quản lý. Một số nhà đầu tư đang nhận ra những thách thức này và đang tìm kiếm những môi trường cởi mở hơn.

EuroCham hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã cố gắng thực hiện các mục tiêu khác, trước hết là giảm thiểu chất thải điện và nhiệt vì điện năng giá rẻ là sản phẩm không được khuyến khích sản xuất. Điều quan trọng là Việt Nam phải hướng đến phương thức để những người lãng phí phải chịu trach nhiệm cho việc quản lý kém hiệu quả một cách dứt khoát và triệt để. Điều này sẽ mở đường cho đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo và sẽ khuyến khích thay thế những công trình cũ bằng những công trình hiện đại, sạch sẽ hơn.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video