Vì sao DN nước ngoài ít mặn mà với việc mua DN nhà nước?

“Để có thể tối đa hoá doanh thu từ cổ phần hoá và tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư, cần thiết phải cho họ thấy được một quá trình cổ phần hoá và thoái vốn minh bạch và cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin có liên quan về doanh nghiệp (DN)”, ông Adam Sitkoff chia sẻ lí do vì sao các DN nước ngoài ít mặn mà với việc mua cổ phần DN nhà nước.

[caption id="attachment_68392" align="aligncenter" width="700"] Tiến sĩ Trần Đình Thiên[/caption]

Theo quan điểm của Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nguyên nhân của tình trạng nguyên nhân khiến các nhà đầu tư tư nhân, bao gồm cả các DN nước ngoài “ít mặn mà với việc mua DN nhà nước”, một phần là do tỷ lệ vốn nhà nước được phép bán rất hạn chế, “may lắm cũng chỉ là 49%”. Theo ông Thiên, với tỷ lệ nắm giữ cổ phần hạn chế như vậy thì các DN tư nhân bị loại khỏi quyền tham gia điều hành chứ chưa nói đến quyền chi phối DN.

Đồng thời tiến sĩ Trần Đình Thiên đã chỉ ra một nghịch lý của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là mặc dù 96,5% DN đã được cổ phần hoá nhưng chỉ có 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân.

Ngoài những nguyên nhân trên, theo một số chuyên gia vẫn còn những nguyên nhân khác khiến cho DN nước ngoài ít mặn mà với việc mua DN nhà nước như: “Vấn đề pháp lý và thực tiễn khiến cho quá trình này kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ như giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế cung cấp thông tin, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện, và định giá thiếu thực tế và không phản ánh giá trị thực của DN".

Từ đó ông Tony Foster, luật sư điều hành công ty luật Freshfields (Anh) cho rằng để thu hút được các nhà đầu tư nghiêm túc và dài hạn, cần phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được mua cổ phần chi phối trong các DN cổ phần hoá hay thoái vốn nhà nước.

Ông cho biết thêm là điều này sẽ mang đến những chào giá tốt hơn từ nhà đầu tư và tạo thêm doanh thu cho chính phủ.

Đồng thời, ông Tony Foster cũng kiến nghị các cơ quan chính phủ xem xét sửa đổi các qui định pháp luật để cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 49% cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá hay thoái vốn nhà nước.

Định giá DN một cách thực tế cũng là một trong những nội dung được đông đảo các đại biểu tham dự hội thảo quan tâm. Một số đại biểu tỏ ra quan ngại với yêu cầu về việc định giá phải dựa trên giá giao dịch thị trường – một mức giá thường không thể hiện chính xác giá trị của doanh nghiệp.

Ông Johnathan Ooi, một chuyên gia về M & A đến từ công ty PriceWaterhouse Coopers cho biết giữa các nhà đầu tư và các DN cổ phần hoá có sự khác biệt trong cách hiểu về định giá. Vì vậy, để giải quyến vấn đề này, ông Johnathan Ooi kiến nghị cần phải có một đơn vị đánh giá độc lập tiến hành việc định giá dựa trên các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận bởi các nhà đầu tư quốc tế.“Nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư đáng kể khi họ thấy được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận”, ông Johnathan chia sẻ.

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video