VCBS dự báo GDP tăng khoảng 5,2%-5,3% trong quý I/2017

Nền kinh tế trong hai tháng đầu năm, xét trên góc độ tăng trưởng, chưa có nhiều cải thiện so với giai đoạn trước. VCBS dự báo GDP quý I/2017 nhiều khả năng sẽ tăng thấp hơn so với cùng kỳ và đạt khoảng 5,2% – 5,3%.

[caption id="attachment_51940" align="aligncenter" width="588"] Công nghiệp khai khoáng tiếp nối đà suy giảm mạnh như đã diễn ra trong năm 2016 và là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm tốc của toàn ngành. (Ảnh minh họa)[/caption]

Công nghiệp khai khoáng tiếp đà suy giảm mạnh

Báo cáo vĩ mô của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa phát hành đã nhận định như vậy. Theo báo cáo, sản xuất công nghiệp tăng trưởng giảm tốc. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) trong hai tháng đầu năm 2017 chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ 2,4%, thấp hơn đáng kể so với con số 6,6% của cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Công nghiệp khai khoáng tiếp nối đà suy giảm mạnh như đã diễn ra trong năm 2016 và là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm tốc của toàn ngành. Trong hai tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất của ngành này ghi nhận mức giảm lến đến 13,5%, khiến mức tăng chung giảm 2,9 điểm phần trăm (cùng kỳ 2016 chỉ giảm nhẹ 1,7%). Cụ thể hơn, sản lượng dầu thô giảm mạnh 15,6% so với cùng kỳ năm trước bất chấp việc giá dầu thô trên thị trường thế giới có diễn biến tương đối thuận lợi khi so với cùng kỳ 2016.

Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục tăng trưởng và tạo động lực chính cho toàn ngành. Chỉ số IIP ngành công nghiệp này tháng 2/2017 tăng mạnh 22,4% so với tháng 2/2016, chủ yếu là do tháng 2 năm trước chịu ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán với số ngành làm việc ít hơn. Trong khi đó, khi tính chung 2 tháng đầu năm 2017, chỉ số này ghi nhận mức tăng 6,6%, thấp hơn so với con số 8,5% của 2 tháng đầu năm 2016. Ngoài ra, chỉ số tiêu thụ hàng hóa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng ghi nhận mức giảm 4,4% trong khi cùng kỳ 2016 tăng 8,6%.

Chỉ số PMI Việt Nam, theo Nikkei, cũng cho thấy mức tăng trưởng mạnh của lĩnh vực sản xuất trong tháng 2 so với tháng trước, đặc biệt là khối FDI với đa phần các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo và có yếu tố xuất nhập khẩu (đối tượng được khảo sát chính).

Cụ thể, PMI tháng 2 tăng mạnh lên 54,2 điểm so với mức 51,9 điểm trong tháng 1. Số liệu này cũng đánh dấu sự cải thiện mạnh nhất của điều kiện sản xuất trong 21 tháng gần đây. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trưởng với tốc độ cao trong khi các công ty cũng gia tăng mạnh lượng tăng tồn kho. Việc PMI đạt mức cao trong những tháng đầu năm tạo kỳ vọng tích cực cho hoạt động sản xuất trong những tháng sắp tới.

Mặc dù vậy, diễn biến này vẫn cần phải theo dõi thêm khi việc tăng mạnh của lĩnh vực sản xuất có phần đến từ: yếu tố mùa vụ khi các doanh nghiệp bắt đầu chu kỳ sản xuất mới sau Tết Nguyên đán và hoạt động sản xuất của tháng liền trước không thực sự sôi động do ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ kéo dài.

Cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng tương đối chậm

Về xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 55,66 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt gần 27,43 tỷ USD (tăng 15,8% yoy); kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 28,23 tỷ USD (tăng mạnh 23,3%). Thâm hụt thương mại ước tính khoảng 803 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2016.

Báo cáo nhận định rằng: tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu bước đầu phát đi tín hiệu tích cực khi một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 4,82 tỷ USD, tăng 30,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,61 tỷ USD, tăng 18,4%; điện thoại và linh kiện đạt 1,79 tỷ USD, tăng 18,6%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng 2 tháng đầu năm ước tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,6% (thấp hơn mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm 2016). Trong đó, tất cả các cấu phần, bao gồm bán lẻ hàng hóa, dịch lưu trú ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác đều tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ 2016.

Diễn biến này tiếp tục cho thấy rõ cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng tương đối chậm. Cũng cần lưu ý thêm rằng, sau việc tăng giá mạnh dịch vụ Y tế và Giáo dục trong năm ngoái, tâm lý tiêu dùng trong những tháng đầu năm 2017 tiếp tục chịu ảnh hưởng không tích cực khi giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng trong 2 tháng đầu năm và chỉ mới bắt đầu giảm nhẹ khi bước vào tháng 3.

Các chỉ báo trong 2 tháng đầu năm 2017 cho thấy nền kinh tế duy trì sự phục hồi nhưng không bứt phá so với giai đoạn trước. Động lực tăng trưởng tiếp tục có đóng góp lớn từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đầu tàu là khối FDI với yếu tố xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, những vấn đề của năm trước, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, vẫn đang tồn tại và là nút thắt không nhỏ cho tăng trưởng. Với những lý do đó, VCBS dự báo GDP quý 1/2017 nhiều khả năng sẽ tăng thấp hơn so với cùng kỳ và đạt khoảng 5,2% – 5,3%.

Theo Linh Nga Enternews

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video