Vai trò kết nối của Việt Nam trong Mekong
“Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác CLMV và ACMECS, sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung của khu vực”.
[caption id="attachment_38666" align="aligncenter" width="700"]
Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 7, Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 8, diễn ra sáng 26/10/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Được đánh giá là hội nghị đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam (VN) trong năm 2016, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phray – Mekong lần thứ 7 (ACMECS 7); Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 8 (CLMV) và Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mekong (WEF-Mekong) một lần nữa khẳng định vai trò kết nối và trung tâm của VN trong khu vực.
[caption id="attachment_38665" align="aligncenter" width="588"]
Điểm khác biệt của Hội nghị đa phương diễn ra tại Hà Nội từ 24-26/10 với các Hội nghị khác như APEC, ASEM… ở chỗ, đây là hội nghị của các nước láng giềng thân thiết, có những mối quan tâm chung, những quyền lợi và lợi ích chung. Vì vậy mà đây chính là cơ chế quan trọng để tăng cường lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên
Phát biểu về hợp tác CLMV và ACMECS, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp, hòa bình và ổn định ở khu vực. Các nước Mekong đã trở thành động lực quan trọng của kinh tế Đông Nam Á và được đánh giá là một trong những khu vực tăng trưởng năng động hàng đầu trên thế giới.
“Kết quả đạt được nêu trên thể hiện quyết tâm và nỗ lực của 5 nước chúng ta và đó cũng là kết quả của sự hỗ trợ to lớn, hợp tác hiệu quả của các đối tác phát triển, các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là ASEAN”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta đang đứng trước những cơ hội phát triển thuận lợi cho sự phát triển của CLMV và ACMECS. Trong các hội nghị hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về môi trường phát triển mới và thống nhất các nội dung và biện pháp hợp tác để xây dựng một khu vực kinh tế năng động, cạnh tranh, phát triển bền vững và bao trùm.
“Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác CLMV và ACMECS, sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng chung của khu vực”, Thủ tướng khẳng định.
Vai trò VN trong hợp tác CLMV và ACMECS
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, điểm nhấn chính của cơ chế hợp tác CLMV và ACMECS là hướng tới kết quả cụ thể, với các dự án chương trình nổi bật như xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường giúp hoàn thiện hạ tầng giao thông dọc các Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) và Hàng lang kinh tế phía Nam (SEC); ký kết và triển khai nhiều thỏa thuận song phương và đa phương về vận tải, thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông người và hàng hóa qua biên giới; các chương trình học bổng và dạy nghề.
Trên thực tế, những đóng góp của VN với CLMV đã được các nước ghi nhận. Cụ thể, VN đã xây dựng Quỹ học bổng CLMV, mỗi năm Việt Nam cung cấp hàng chục suất học bổng cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar. Chương trình học bổng đã được các nước đánh giá cao và đề nghị tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020. Trong cả 2 cơ chế hợp tác CLMV và ACMECS, Việt Nam đều đóng vai trò điều phối một số lĩnh vực hợp tác chuyên ngành và đã triển khai được nhiều hoạt động thiết thực giúp thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa 5 quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác về môi trường và quản lý nguồn nước và là nước đầu tiên đưa ra ý tưởng thành lập Nhóm công tác về môi trường trong khuôn khổ ACMECS và hiện đóng vai trò đồng chủ trì nhóm công tác
WEF – Mekong mở cánh cửa hợp tác cho DN
Trong khi đó, Hội nghị WEF – Mekong năm nay lại mang đến những những ý tưởng sáng tạo và cơ hội hợp tác mới giữa các tập đoàn hàng đầu thế giới và các DN uy tín của khu vực, góp phần thu hút luồng vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường kết nối tại khu vực Mekong. Đồng thời, quảng bá tiềm năng của khu vực Mekong tới cộng đồng DN quốc tế
WEF – Mekong cũng là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nên đã thu hút sự tham dự của đại diện đến từ 160 Cty, tập đoàn kinh tế lớn của VN và thế giới là thành viên của WEF và cùng thảo luận việc thúc đẩy hợp tác để đánh thức tiềm năng của khu vực Mekong.
DN lớn của VN như: Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA, Công ty Truyền thông đa phương tiện Đất Việt VAC (DatVietVAC), Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Đầu tư công nghiệp Việt Nam (Vietnam Industrial Investment Ltd.)… đều đang là thành viên của WEF đã có những đóng góp thiết thực vào thành công của hội nghị năm nay.
Thông qua các hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất trong năm nay này, một lần nữa nước chủ nhà VN khẳng định tiếp tục là thành viên tích cực, có trách nhiệm và có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy hợp tác tiểu vùng Mê Công, cùng các nước xây dựng khu vực ngày càng phát triển bền vững và thịnh vượng.
Theo Quốc Anh DĐDN