Tuyên bố chung Hội nghị Mỹ-ASEAN đạt nhiều điểm nhấn quan trọng

Lãnh đạo Mỹ và các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung Sunnylands sau hai ngày 15 và 16-2 diễn ra hội nghị cấp cao lần đầu tiên tổ chức tại Sunnylands, Mỹ.

Trang web Nhà Trắng ngày 16-2 đăng toàn văn tuyên bố chung Sunnylands giữa lãnh đạo Mỹ và lãnh đạo các nước ASEAN sau hai ngày diễn ra hội nghị 15 và 16-2.

Theo trang web của Nhà Trắng, hội nghị đánh dấu một năm mang tính bước ngoặt cho cả ASEAN và mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng mật thiết giữa Mỹ và ASEAN.

[caption id="attachment_12749" align="aligncenter" width="470"]Lãnh đạo Mỹ và các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands hôm 15-2. (Nguồn: Liputan6) Lãnh đạo Mỹ và các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands hôm 15-2. (Nguồn: Liputan6)[/caption]

Tuyên bố chung nêu ra 17 điểm chính, là kim chỉ nam để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Mỹ và ASEAN gồm:

1. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sự bình đẳng và độc lập chính trị của tất cả quốc gia lẫn nhau bằng việc tuân thủ vững chắc những nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế;

2. Tầm quan trọng của sự thịnh vượng chung, phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn diện, bền vững; đồng thời bồi dưỡng những người trẻ nhằm duy trì hòa bình, phát triển và ổn định liên tục vì lợi ích chung;

3. Thừa nhận chung về tầm quan trọng của việc theo đuổi các chính sách nhằm hướng tới những nền kinh tế năng động, cởi mở và có tính cạnh tranh giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, đổi mới, tinh thần khởi nghiệp và sự kết nối cũng như những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và thu hẹp khoảng cách phát triển;

4. Cam kết bảo đảm cơ hội cho tất cả người dân của chúng ta, thông qua việc củng cố nền dân chủ, nâng cao quản lý và tuân thủ luật pháp, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản, sự bao dung, hướng thiện, khuyến khích thúc đẩy bảo vệ môi trường;

5. Tôn trọng và ủng hộ tính trung tâm của ASEAN và những cơ chế do ASEAN dẫn đầu trong cấu trúc khu vực đang phát triển của châu Á-Thái Bình Dương;

6. Tuân thủ vững chắc một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, theo đó duy trì và bảo vệ những quyền và đặc quyền của tất cả các nước;

7. Cam kết chung đối với việc giải quyết những tranh chấp bằng con đường hòa bình, bao gồm tôn trọng đầy đủ những quy trình pháp lý và ngoại giao, mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS);

8. Cam kết chung đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm những quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như những hình thức khác sử dụng các vùng biển một cách hợp pháp và thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở như được mô tả trong Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động;

9. Cam kết chung đối với việc tăng cường hợp tác để giải quyết những thách thức chung trong lĩnh vực hàng hải;

10. Quyết tâm đi đầu trong giải quyết những vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa bạo lực cực đoan, nạn buôn người, buôn ma túy, đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã và gỗ;

11. Cam kết chung đối với việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển một khối ASEAN bền vững về môi trường, đồng thời thực thi những đóng góp mang tính quyết định ở cấp quốc gia đối với từng nước, được nêu ra trong Thỏa thuận khí hậu Paris;

12. Cam kết chung đối với việc thúc đẩy an ninh và ổn định trong không gian mạng phù hợp với những chuẩn mực về hành vi và trách nhiệm của nhà nước;

13. Hỗ trợ sự tiến bộ của một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, ổn định, gắn kết về mặt chính trị, hội nhập về mặt kinh tế, có trách nhiệm về mặt xã hội, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm và dựa trên luật lệ;

14. Cam kết chung đối với việc tăng cường kết nối giữa người với người thông qua những chương trình có sự tham gia của ASEAN và người dân Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi và thúc đẩy những cơ hội cho tất cả người dân của chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, để hoàn thiện tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN;

15. Cam kết chung đối với việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ sự phát triển bền vững thông qua việc thực thi Chương trình Phát triển bền vững năm 2030 và Chương trình Hành động Addis Ababa, để bảo đảm một xã hội bền vững, công bằng với nhiều thành phần mà không ai bị bỏ lại đằng sau;

16. Cam kết chung đối với việc tăng cường hợp tác tại những diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại những cơ chế hiện hành do ASEAN dẫn đầu;

17. Cam kết chung đối với việc tiếp tục đối thoại chính trị ở cấp lãnh đạo nhà nước và chính phủ, thông qua sự tham dự của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN thường niên và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Theo PLO

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video