Từ rơm rạ đến món ngon trên bàn

Làm kinh doanh là phải chấp nhận mạo hiểm. CEO của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May - Phạm Minh Thiện đang dấn bước để tìm lối đi mới.

Từ ý thức về sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL trong nhiều năm qua chưa có gì mới, vẫn chủ yếu là lúa/gạo, CEO của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May, Phạm Minh Thiện quyết tâm đầu tư nghiên cứu phát triển để cho ra sản phẩm mới bằng dây chuyền công nghệ cao nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu bản địa.
[caption id="attachment_74210" align="aligncenter" width="600"] Thái Lan đang có ưu thế khi sản xuất 140.000 tấn dầu cám gạo mỗi năm cho các thị trường trong và ngoài nước, thu được khoảng 2 tỷ Baht từ xuất khẩu mặt hàng này[/caption]

Ưu tiên cho nghiên cứu phát triển

Trong chuyến đi tham dự Hội chợ Lương thực - Thực phẩm tại Bangkok (Thái Lan), các doanh nghiệp chuyên làm hàng nông sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói với nhau rằng, nhìn những thành tựu khởi sắc ở xứ người mới thấm thía ý nghĩa và tầm quan trọng của cụm từ “hệ sinh thái khởi nghiệp”. Ai nấy đều nhận ra rằng, các doanh nghiệp của nước bạn đã chuẩn bị rất kỹ và từ rất sớm cho chiến lược đổ bộ vào thị trường Asean (AEC).

Quay lại với lại sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp ĐBSCL trong nhiều năm qua, CEO Phạm Minh Thiện nhận thấy, chưa có gì mới và vẫn chỉ loanh quanh chủ yếu là lúa/gạo mà chẳng đem lại được giá trị gì nhiều cho người sản xuất.

Thiện âm thầm post những tấm hình sản phẩm mà anh tâm đắc, chụp ở siêu thị, hội chợ hay ở đâu đó trong những lần ra nước ngoài trên facebook mà không nói gì nhiều. Bản thân những tấm hình đã toát lên sự chiêm nghiệm, suy ngẫm đau đáu về sự sống lay lắt của những dòng sản phẩm và sức khỏe của doanh nghiệp nội. Anh quyết tâm phải đổi mới doanh nghiệp của mình để không bị tụt hậu quá xa so với nước bạn.

Ngay từ những ngày ngồi vào vị trí điều hành các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến lương thực, bao bì từ người cha quá cố - ông Phạm Văn Bên, Thiện sớm thấm thía… nghiệp làm doanh nghiệp quá nhiều vất vả, thách thức mà vẫn khó làm giàu. Cho đến một ngày anh bỗng nhận ra, phải sở hữu một phòng Lab hiện đại với mong muốn làm giàu chuỗi giá trị sau gạo. Nhiều đêm trăn trở và những chuyến ra nước ngoài tham quan, Thiện quyết định đầu tư 1 triệu USD để hoàn thiện phòng Lab, mua dây chuyền công nghệ cao để thực hiện các quy trình làm nấm, chiết xuất tinh dầu và làm nước mắm từ phụ phẩm cây lúa… nấm rơm. Lần đầu đưa hàng về tham gia phiên chợ xanh ở TP.HCM với 700 kg nấm tươi, giá bán trên 140.000 đ/kg, bán hết sạch. Nhiều người muốn mua, nhưng doanh nghiệp không đủ hàng bán đã có khách bực bội nói rằng: “Không có hàng thì lên đây làm chi”? CEO của Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May Phạm Văn Thiện cười sung sướng, nhẹ nhàng thưa: “Mai mốt tụi con ổn định sản phẩm sẽ có nhiều hàng và tin cho cô bác hay, nhớ ủng hộ con nha”.

Có thể nói, dự án hợp tác giữa DNTN Cỏ May Essential và Trường Cao đẳng Đồng Tháp được xem là bước ngoặt của DNTN Cỏ May với chiến lược tập trung phát triển sản phẩm giá trị gia tăng sau gạo là rơm rạ, tấm cám, trấu… Thiện coi trọng việc đầu tư cho các dự án và trung tâm nghiên cứu sản phẩm mới (R&D) mang hàm lượng công nghệ cao là cách để khai thác những giá trị tiềm tàng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng nguồn lực cạnh tranh bằng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nhóm R&D của doanh nghiệp Cỏ May bắt đầu với dự án nghiên cứu công nghệ trồng nấm trong nhà. Kết quả là cứ 10kg rơm ra cho 1kg nấm, trong đó tiền rơm 1ngàn đồng/kg, cộng với các chi phí liên quan lên 20 ngàn đồng, bán giá nào cũng lời.

Không ngừng ở đó, Cỏ May bắt đầu nghiên cứu làm nước mắm và tới nay đã có quy trình chuẩn để đưa vào sản xuất. Doanh nghiệp bắt đầu trồng nấm rơm với quy trình nghiêm ngặt kiểm tra hóa chất lưu tồn trong rơm rạ, liều lượng thuốc tăng trưởng, hóa chất bảo quản… để có sản phẩm sạch phân phối đến tay người tiêu dùng, đảm bảo trong 5-7 ngày từ sau thu hoạch nấm vẫn tươi ngon. Và quan trọng nữa, doanh nghiệp của Thiện dám minh bạch chuỗi giá trị từ rơm rạ tới món ngon trên bàn ăn.

Đặt niềm tin vào công nghệ

Công nghệ mới có thể biến cám thành vàng và gạo trở thành phụ phẩm là cách nghĩ táo bạo của CEO Phạm Minh Thiện. Ý tưởng mới cũng đồng nghĩa với việc người tiên phong phải chấp nhận mạo hiểm, đầu tư tiền và công sức cho các chương trình nghiên cứu.

Thiện mang cám sang châu Âu, quyết tâm nhập thiết bị cho Cỏ May Essential để trích ly, chiết xuất và điều chế các tinh chất chọn lọc từ các sản phẩm nông nghiệp theo chuẩn quốc tế để cung cấp cho các ngành công nghiệp, thực phẩm chức năng, dược/mỹ phẩm và một số lĩnh vực khác. Lần đầu nhìn giọt dầu cám tươm ra từ thiết bị trích ly, CEO Cỏ May mừng rơi nước mắt: “Dầu cám có hương thơm nhẹ, màu rất đẹp”. Có điều, máy móc làm ra sản phẩm khá đắt, mua cái lớn khoảng 200 tỷ mới có thể làm lớn chuyện, mua loại nhỏ 10 tỷ thì công suất không được bao nhiêu. CEO Cỏ May không tránh khỏi những áp lực khi nghĩ về dòng vốn đầu tư. Song, cuối cùng Thiện vẫn quyết tâm đầu tư đến nơi đến chốn để có được sản phẩm khác biệt, thay đổi cách làm cũ. Kết quả là những mẻ dầu cám gạo, dầu gấc, dầu mè, vitamin E, tinh dầu cam, quýt, sả, gừng, nghệ, tràm… được ra đời. Nhiều sản phẩm trong giai đoạn làm thử và chuẩn bị ổn định để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nhìn thấy những sản phẩm đầu tiên được người dùng tin tưởng, Thiện càng thêm tin con đường mình đang đi.

Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về dầu cám gạo (ICRBO 2017) được tổ chức tại Bangkok, hội nghị đã nhấn mạnh lợi ích của dầu cám gạo và công nghệ chế biến dầu cám gạo. Thái Lan đang có ưu thế khi sản xuất 140.000 tấn dầu cám gạo mỗi năm cho các thị trường trong và ngoài nước, thu được khoảng 2 tỷ Baht từ xuất khẩu mặt hàng này. Dầu cám gạo có lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol, dưỡng da, giúp cân bằng thần kinh… Do vậy, việc phát triển chuỗi sản phẩm sau gạo sẽ là cuộc canh tranh gay gắt, vì không chỉ có Thái Lan mà thế giới có tới 13 nước có thế mạnh về dầu cám.

Nếu mình không làm thì ai làm? Nếu nhiều người làm theo, chẳng phải nông dân mình có lợi hơn? Nếu chịu làm thì cả đời không hết việc”, Phạm Minh Thiện nói về “thế giới quan bản địa” và giá trị nhân sinh trong cách tính của một CEO kinh doanh nông nghiệp. Anh tin rằng, chỉ khi làm hết sức mình, dấn thân cho niềm đam mê, quyết tâm đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp mới có thể trụ được và cạnh tranh trên thị trường.

Theo Enternews

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.