Truy tố ông Nguyễn Hữu Tín tiếp tay Vũ "nhôm" chiếm đoạt đất vàng

Ông Nguyễn Hữu Tín và 4 nguyên cán bộ khác của UBND TP HCM bị truy tố về hành vi tiếp tay Vũ "nhôm" chiếm đất vàng.

Truy tố ông Nguyễn Hữu Tín tiếp tay Vũ "nhôm" chiếm đoạt đất vàng

Ông Nguyễn Hữu Tín.

Ngày 12/9, VKSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM) và các đồng phạm, liên quan đến vụ giao đất ở 15 Thi Sách (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) cho công ty sân sau của Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm").

Theo đó, ngoài ông Tín, ông Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở TNMT TP HCM), Nguyễn Thanh Chương (nguyên Trưởng phòng Đô thị), Lê Văn Thanh (nguyên Phó Chánh văn phòng UBND TP HCM), Trương Văn Út (nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TNMT TP HCM) cũng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Truy tố ông Nguyễn Hữu Tín tiếp tay Vũ nhôm chiếm đoạt đất vàng - Ảnh 1.

Từ trái qua: ông Nguyễn Hữu Tín, ông Đào Anh Kiệt và ông Trương Văn Út.

Nội dung vụ án thể hiện, những người kể trên được cho là trực tiếp liên quan việc Vũ "nhôm" và đồng phạm trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Theo đó, Vũ lợi dụng danh nghĩa công ty, là tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an đã ký nhiều văn bản hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP HCM.

Những văn bản này có nội dung đề nghị hỗ trợ giao chỉ định nhà đất số 15 Thi Sách (TP HCM) nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành công an. Sau khi lãnh đạo thành phố phê duyệt cho thuê lô đất này, Vũ đã hợp tác với công ty tư nhân triển khai thực hiện dự án nhằm mục đích thu lợi cá nhân.

Theo hồ sơ vụ án thể hiện, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín được giao phụ trách lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, môi trường của TP HCM. Theo đó, ông Tín biết rõ nhà, đất số 15 Thi Sách là tài sản nhà nước, việc tham mưu xử lý thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 thành phố (Sở Tài chính).

"Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Bộ Công an về việc cho phép Công ty CPXD Bắc Nam 79 được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất tại số 15 Thi Sách, bị can Nguyễn Hữu Tín không báo cáo Chủ tịch UBND TP HCM, không giao Ban Chỉ đạo 09 (Sở Tài chính) tham mưu đề xuất mà đã bút phê chỉ đạo: Giao Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thủ tục", hồ sơ vụ án thể hiện rõ.

Sau đó, nhiều cán bộ lãnh đạo thuộc UBND TP HCM đã tham mưu cho ông Nguyễn Hữu Tín ký ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách.

Với hành vi sai phạm này, ông Tín tạo điều kiện cho Công ty CPXD Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ chiếm 6,777 tỷ đồng được hỗ trợ sai quy định pháp luật và hơn 800 tỷ tiền thuê sử dụng đất.

Sau đó, Vũ và các đối tác xây dựng công trình cao 18 tầng, bán và cho thuê cho 114 khách hàng trong và ngoài nước thu hơn 1.033 tỷ đồngĐến nay, việc xử lý hậu quả nêu trên là rất khó khăn, phức tạp và sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho Nhà nước về tiền bạc, thời gian và công sức của những người giải quyết hậu quả mà hành vi phạm tội của các bị can gây ra.

"Hành vi phạm tội của các bị can còn gây thiệt hại cho những người thứ 3 khi giao dịch ngay tình, mua bán tại Nhà đất số 15 Thi Sách. Điều này gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước, do đó cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật", cáo trạng kết luận.

Theo Quốc Chiến (Trí Thức trẻ)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video