Trung Quốc “thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu”, xuất khẩu gạo Việt giảm mạnh

Giá trị và sản lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm giảm mạnh nguyên nhân do Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN và Thái Lan xả kho hàng tồn kho gạo.

[caption id="attachment_51177" align="aligncenter" width="670"] Ảnh minh họa.[/caption]

Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đáng lưu ý, một số mặt hàng hàng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh như gạo giảm 21,4%, hạt tiêu giảm 26,9%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 15,8%.

Bộ Công Thương nhận định rằng, sự sụt giảm hầu hết về lượng đối với xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm thuỷ sản cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu đặc biệt các thị trường như Campuchia, Philippines, Bangladesh, Pakistan…

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cho biết, các thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt nam như thủy sản, gạo, rau quả…

Cụ thể, với mặt hàng thủy sản Hàn Quốc yêu cầu tôm nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, Úc vấn tiếp tục lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ Việt Nam… đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng mà chủ yếu là do giá tăng.

Với mặt hàng gạo, xuất khẩu gạo cũng đã sụt giảm mạnh do tác động kép từ việc thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN đã làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh, cùng với việc Thái Lan thực hiện xả kho hàng tồn kho gạo đã làm giảm giá gạo thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu gạo hai tháng đạt 328 triệu USD, giảm cả về lượng và giá trị xuất khẩu, trong đó lượng giảm 19,5% và giá trị giảm tới 21,4%.

Trước đó, tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra tại TP.HCM nhằm chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, tới đây Bộ sẽ sang Trung Quốc để thảo luận về vấn đề xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc.

Thứ trưởng Nam cho biết, thị trường Trung Quốc lâu nay được cho là một thị trường dễ tính nhưng đến nay quan niệm này không còn phù hợp vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung, gạo nói riêng cần chú ý đối với thị trường Trung Quốc nếu không muốn gặp khó khăn.

Theo Nguyễn Thảo Bizlive

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video