Triển lãm Vietfood & Beverage - ProPack lần thứ 21

Sự kiện quy tụ đồng thời hai chuyên ngành có thế mạnh lớn là thực phẩm - đồ uống.

Triển lãm quốc tế chuyên ngành thực phẩm - đồ uống - thiết bị công nghệ chế biến, bao bì (Vietfood & Beverage - ProPack) lần thứ 21 diễn ra từ ngày 9 đến 12/8 tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Sải gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM. Triển lãm mở cửa từ 9h đến 17h.

Sự kiện quy tụ đồng thời hai chuyên ngành có thế mạnh lớn là thực phẩm - đồ uống, bao gồm 5 lĩnh vực trưng bày (thực phẩm; nông - thổ - thủy - hải sản; đồ uống; thực phẩm dinh dưỡng - thực phẩm thuốc; nguyên liệu – phụ gia thực phẩm); máy móc thiết bị sản xuất - đóng gói - bảo quản thực phẩm; nhượng quyền thương hiệu. Bên cạnh đó là một loạt hoạt động bên lề được phối hợp với các Hiệp hội (Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR); Hiệp hội lương thực thực phẩm TP HCM (FFA); Hiệp hội Bia rượu nước giải khát (VBA); Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA).

Trên 500 doanh nghiệp tham gia đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trưng bày gần 600 gian hàng, trong đó có thể kể đến các khu Đài Loan, Ba Lan, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam.

Các hoạt động bên lề đáng chú ý tại sự kiện năm nay như hội thảo phối hợp với Hội lương thực thực phẩm TP HCM (FFA). Hội thảo phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) với 2 chủ đề là "Bán lẻ thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam: Bức tranh nhiều màu sắc và thách thức của tương lai" và "Xu hướng bản lẻ thực phẩm và đồ uống của một số nước và những gợi ý, bài học cho Việt Nam". Ngoài ra, khách tham dự còn được giới thiệu, trải nghiệm sản phẩm của các doanh nghiệp (giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện cho ngành thực phẩm và đồ uống).

Năm 2016, triển lãm thu hút được 425 công ty với quy mô 500 gian hàng đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 5 khu gian hàng thuộc Ba Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Theo thống kê từ ban tổ chức, có trên 15.300 lượt khách tới tham quan và làm việc, trong đó có hơn 9.200 khách thương mại đến từ các công ty nhập khẩu, phân phối; các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm - đồ uống - máy đóng gói, bao bì; siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ; giám đốc, quản lý khách sạn, nhà hàng...

N.Trọng

Tags:

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Nam A Bank tiếp tục đồng hành TOP 2 Miss Cosmo Vietnam 2025 trên hành trình lan tỏa giá trị cộng đồng

Với vai trò Ngân hàng chính thức của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 – Miss Cosmo Vietnam 2025, Nam A Bank đã trao tặng thẻ tín dụng Nam A Bank Visa Platinum đến Tân Hoa hậu, Á hậu, các giải thưởng phụ và Top 5 chung cuộc. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh cùng tân Hoa hậu, Á hậu trên hành trình đương nhiệm sắp tới.

Phát triển công nghiệp văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc Việt Nam là một tiềm năng kết nối cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa bằng nhiều sự kiện hấp dẫn trong và ngoài nước. Để lan tỏa, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc anh em, hiện có nhiều liên kết giữa các tỉnh, địa phương, lớn hơn là Việt Nam và quốc tế.

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Video