Toshiba quyết định bán một phần mảng kinh doanh chip bộ nhớ

Hội đồng quản trị của Toshiba hôm thứ Sáu đã phê duyệt kế hoạch tách mảng kinh doanh nòng cốt chip bộ nhớ thành một công ty riêng và tìm kiếm thu hút đầu tư bên ngoài vào công ty này nhằm tránh bị làm tê liệt bởi sự sụt giảm giá trị hàng tỉ USD sắp tới của mảng kinh doanh hạt nhân ở Mỹ của tập đoàn này.

Hành động quyết liệt này chỉ là một trong nhiều lựa chọn khó khăn mà tập đoàn Nhật Bản này phải làm để tồn tại khi doanh thu chỉ đủ chi trả một phần sự vượt quá phí tổn ước tính tại một doanh nghiệp xây dựng nhà máy điện Mỹ mới mua lại, một con số mà truyền thông địa phương ước tính khoảng 680 tỉ yên (6 tỉ USD). 

[caption id="attachment_48397" align="aligncenter" width="588"] Toshiba đã quyết định bán mảng kinh doanh chip bộ nhớ[/caption]

Mảng kinh doanh chip bộ nhớ của Toshiba – nhà sản xuất bộ nhớ NAND flash lớn nhất thế giới sau Samsung – là viên ngọc quý của tập đoàn, mang về phần lớn lợi nhuận kinh doanh của nó. 

Toshiba dự định bán khoảng 20% cổ phần, thu về 200 tỉ yên. Các nhà đầu tư tiềm năng bao gồm các công ty cổ phần tư nhân cũng như đối tác kinh doanh Western Digital và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) hỗ trợ bởi chính phủ, các nguồn tin cho biết. 

Toshiba đặt mục tiêu hoàn thành việc mua bán vào cuối năm tài chính vào tháng 3 vì nếu thất bại đồng nghĩa với vốn cổ đông – giảm xuống chỉ còn 3 tỉ USD sau vụ bê bối kế toán năm 2015 – sẽ bị xóa sổ bởi khoản chi phí. 

Mark Newman – một nhà phân tích tại Sanford Bernstein ở Hồng Kong cho biết bước đi này sẽ chỉ là một cứu cánh tạm thời. 

“Mảng kinh doanh NAND là bộ phận duy nhất có giá trị, khi nó chiếm toàn bộ lợi nhuận mảng bán dẫn – mảng chiếm tới 75% lợi nhuận chung của công ty. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ bán tiếp 20% nữa trong vài năm tới và sau đó lại 20% nữa.”

Toshiba sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào 4:30 giờ Tokyo (7:30 giờ GMT). Một chuyên gia cho biết cuộc họp báo có thể cung cấp ước tính về mức độ sự sụt giảm giá trị.

Con số cuối cùng về sự sụt giảm giá trị sẽ được công bố vào 14/2 khi Toshiba báo cáo kết quả kinh doanh quý III.

Toshiba ước tính giá trị mảng kinh doanh chip bộ nhớ của nó vào khoảng 1-1.5 nghìn tỉ yên (9-13 tỉ USD) – một chuyên gia nói với Reuters. 

Mảng kinh doanh này mang về doanh thu 845,6 tỉ yên và lợi nhuận kinh doanh 110 tỉ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2016.

Giám đốc điều hành Toshiba Satoshi Tsunakawa gần đây đã trao đổi với những chủ nợ chính của côn ty về kế hoạch này, một chuyên gia cho biết thêm rằng Toshiba cũng đang xem xét bán thêm một số mảng kinh doanh khác. 

Các ngân hàng chính của công ty đã đồng ý sẽ không yêu cầu trả nợ sớm vào lúc này ngay cả khi việc hạ mức tín dụng gần đây của công ty đã vi phạm một số điều khoản trong các thỏa thuận vay vốn, các chuyên gia cho biết. 

Tạp chí kinh doanh hàng tuần Tokyo Keizai của Nhật Bản đưa tin Terry Gou – giám đốc điều hành của Foxconn – nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang quan tâm mua cổ phần hoặc mua lại một số mảng kinh doanh của Toshiba. 

Foxconn, trước đây là Hon Hai Precision Industry, quan tâm đến mảng kinh doanh chip bộ nhớ và thiết bị truyền thanh của Toshiba, tạp chí hàng tuần này cho biết thêm rằng công nghệ hình ảnh chất lượng cao 8K khả năng là trọng tâm của mối quan tâm. 

Hiện tại, người đại diện cho Foxconn không đưa ra bình luận gì. 

Theo Cẩm Anh DĐDN

Tags:

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Video