Tìm giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 25/11, tại TP.HCM, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo“Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” nhằm tổng hợp ý kiến của các ban ngành, các doanh nghiệp trong nước cho Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt trong giai đoạn  2016- 2025.

[caption id="attachment_42702" align="aligncenter" width="588"]Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo[/caption]

Công nghiệp hỗ trợ là ngành sản xuất công nghiệp mang tính nền tảng, chính yếu và là xương sống của nền công nghiệp quốc gia, quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Mục tiêu của Chương trình đến 2020 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng khoảng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp; đến 2030 đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất, tiêu dùng nội địa…

Tuy nhiên một thực tế lâu nay ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn “mạnh ai nấy làm” nên sản phẩm làm ra khó cạnh tranh. Theo ông Trương Thanh Hoài – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương – hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phát triển chưa đem lại như kỳ vọng. Chẳng hạn trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%.

Tương tự, trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt  may – da giày, tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may đạt thấp (tỷ lệ giá trị gia tăng năm 2015 đạt 51,1%). Ngành da giày tỷ lệ cung ứng chỉ khoảng 20- 25%, còn lại phải nhập khẩu, năng lực thiết kế mẫu mã còn yếu…

Ông Hoài cho rằng: sở dĩ ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển là do dung lượng thị trường nhỏ. Ngành công nghiệp vật liệu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế (tín dụng, ưu đãi và hỗ trợ…); các tập đoàn sản xuất, lắp ráp thường sử dụng các nhà cung cấp cùng quốc gia…

Hay như ý kiến của ông Vũ Đức Giang –Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành da Giày, dệt may là ngành giải quyết nhiều lao động nhất, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng tỷ lệ nội địa hóa thấp.Nguồn nguyên liệu chủ yếu do khách hàng nước ngoài chỉ định, lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,  nên chủ yếu là gia công xuất khẩu, dẫn đến giá trị lợi nhuận thấp..,

Tuy nhiên theo ông Vũ Đức Giang, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là cần thiết, nhưng không nên tràn lan, mà phải có lựa chọn và phù hợp xu thế phát triển chung của toàn cầu. Vì xu thế công nghệ mới như hiện nay, một con Robot có thể tự sản xuất ra một chiếc áo sơ mi thành phẩm mà không cần sự can thiệp của con người. Hay công nghệ nhuộm hiện đại không cần đến nước…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo: Phải coi trọng thị trường trong nước, lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu phát triển, coi DN làm vai trò chủ thể quyết định sự thành công của phát triển kinh tế, công nghiệp hỗ trợ; bởi DN có khả năng đầu tư công nghệ, tài chính, sản xuất, tìm kiếm thị trường. Nhà nước – thay vì chỉ kiểm soát, quản lý – cần phục vụ DN phát triển. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với hội nhập. Ngành Công thương các địa phương lựa chọn một số DN để phát triển CNTT, các DN này là hạt nhân để nhân rộng ra nhiều DN khác. Tăng cường liên kết DN trong và ngoài nước. Gắn kết cơ sở nghiên cứu khoa học với DN”. Đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước như Thaco Trường Hải, Toyota, Samsung đã mạnh dạn trình bày các ý kiến riêng của mình về tình trạng sản xuất Công nghiệp hỗ trợ hiện nay và kiến nghị, đề xuất các giải pháp với Bộ Công Thương, Chính phủ khi xây dựng và ban hành Quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận những ý kiến, đề xuất của các Bộ, ban ngành, địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định và văn bản liên quan đến ngành Công nghiệp hỗ trợ một cách kịp thời, sát thực tiễn, mang lại hiệu quả và tính bền vững cao.

Theo Minh Hương DĐDN

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video