Thượng tá quân đội "dỏm", lừa gần 4 tỉ đồng của giám đốc doanh nghiệp

Giới thiệu là thượng tá quân đội quen biết nhiều lãnh đạo cấp cao, có khả năng giúp xin vào biên chế công an, giúp trúng thầu dự án xây dựng công trình cho giám đốc doanh nghiệp, Nguyễn Văn Tâm (Hà Nội) đã chiếm đoạt hơn 3,8 tỉ đồng.

Ngày 18-8, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Tâm (53 tuổi, trú quận Ba Đình, TP Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo buộc, Nguyễn Văn Tâm làm nghề tự do nhưng giữa năm 2017, bị can gặp ông N.T.V. (giám đốc công ty xây dựng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và tự giới thiệu là Thượng tá quân đội, quen biết nhiều lãnh đạo cấp cao, có khả năng giúp người thân ông V. xin biên chế vào ngành công an. Tin lời lời Tâm, ông V. đã đề nghị giúp một người quen xin việc vào ngành công an. Sau khi nhận 700 triệu đồng của nạn nhân, bị can đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền để sử dụng cá nhân.

Tiếp đó, cuối năm 2017, ông V. nhờ bị can Tâm giúp một người thân khác vào công tác trong ngành công an. Bị can 53 tuổi này tiếp tục đề nghị ông V. chi 700 triệu đồng. Tương tự lần trước, sau khi nhận trước 400 triệu đồng, bị can không thực hiện cam kết và tiếp tục chiếm đoạt tài sản.

Ngoài các hành vi trên, VKS còn cho rằng đầu năm 2018, giám đốc công ty xây dựng đã đưa 20.000 USD và 340 triệu đồng để nhờ Tâm giúp công ty của ông V. trúng thầu một số công trình ở các tỉnh Hà Giang và Phú Thọ. Giống những lần trước đó, bị can đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Văn Tâm đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hơn 3,8 tỉ đồng của nạn nhân. Trong quá trình điều tra, bị can mới khắc phục 100 triệu đồng.

Theo Nguyễn Hưởng (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video