Thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp chủ động thích ứng

Dù mức thuế cụ thể ra sao, các doanh nghiệp Việt cần tiếp tục đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng trên cơ sở tận dụng hiệu quả các FTA đã ký.

Trong cơ cấu nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu lớn sang Mỹ, các mặt hàng linh kiện điện tử, hàng điện thoại di động… chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất khẩu dệt may, da giày, hàng nông sản, đồ gỗ…

Bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Theo bà Đỗ Thị Thuý Hương, các doanh nghiệp đang tiếp tục theo dõi các thông tin cụ thể về mức thuế cho từng ngành hàng cũng như mức thuế đối ứng mà Mỹ áp dụng cho từng nước. Đặc biệt đối với những quốc gia có khả năng cạnh tranh cao trong lĩnh vực xuất khẩu điện tử như Ấn Độ, Indonesia hay Mexico vốn có quy mô gia công và sản xuất tương đương với Việt Nam.

Tuy vậy, dù mức thuế cụ thể ra sao, các doanh nghiệp Việt cần tiếp tục đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng trên cơ sở tận dụng hiệu quả các FTA đã ký. Đồng thời nghiên cứu và tiếp cận nghiêm túc các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.

Một giải pháp mang tính chiến lược dài hạn khác là doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh cải cách nội tại, tái cơ cấu sản xuất theo hướng xanh và bền vững với trọng tâm là đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), sử dụng nguyên liệu thân thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe từ các thị trường phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong trường hợp xuất hiện các rào cản phi thuế quan.

Các doanh nghiệp được khuyến nghị chủ động đẩy mạnh cải cách nội tại, tái cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao (ảnh minh hoạ)

Về mặt sản phẩm, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như linh kiện bán dẫn, thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc thiết bị y tế. Đây là những lĩnh vực nằm trong ưu tiên hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.

Chia sẻ tại một diễn đàn trước đó, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng ADB Nguyễn Bá Hùng cũng nhấn mạnh đến việc cần triển khai biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của Việt Nam như cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp sớm tái cơ cấu sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng thông qua đầu tư vào công nghệ và sản xuất xanh.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Đức Hòa - Phó Giám đốc Trung tâm dinh doanh VNPT Technology cho biết: để không quá phụ thuộc vào một thị trường, một mặt doanh nghiệp xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả hơn thị trường nội địa; mặt khác đã tích cực trao đổi với các đối tác tại những thị trường đã có FTA với Việt Nam để mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đại diện một số doanh nghiệp khác chia sẻ dự định tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa, thắt chặt liên kết, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá bởi những sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, với hàm lượng giá trị gia tăng nội địa sẽ có lợi thế hơn trong chính sách thuế quan của đối tác. Hiện, tỷ lệ nội địa hóa của ngành nông nghiệp là 65%, điện tử là 50%, dệt may là 45%.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Niềm tin là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, đã đến lúc phải định vị lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên phát triển doanh nghiệp tư nhân, cắt giảm rào cản hành chính. Đặc biệt, niềm tin chính là nền tảng cốt lõi, là chất xúc tác để kinh tế tư nhân bứt phá.

MWG đón sóng, thiết bị công nghệ và bán lẻ thực phẩm cùng bứt tốc?

Trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi sau giai đoạn trầm lắng kéo dài hậu đại dịch, Thế Giới Di Động (MWG) - “ông lớn” của ngành hàng điện tử và tiêu dùng, đang nổi lên như một điểm sáng tăng trưởng nhờ loạt yếu tố thuận lợi hội tụ. Với chu kỳ thay mới thiết bị công nghệ đang đến gần, sức bật từ chuỗi Bách Hóa Xanh và chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, MWG được đánh giá có nhiều cơ hội để bước vào một chu kỳ tăng tốc bền vững.

Doanh nghiệp nội tìm hướng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia

Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật cùng Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được xem là “chìa khóa vàng”mở cửa cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam bứt phá, nắm bắt cơ hội tham gia vào hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

NECS đồng hành cùng kỷ nguyên vươn mình sau sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập một số địa phương trong cả nước – tiêu biểu là Long An và Tây Ninh – không chỉ đánh dấu bước chuyển mình về mặt hành chính mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc chiến lược và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong bối cảnh này, Công ty Cổ phần Kho lạnh Kỷ Nguyên Mới (NECS) tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng kỷ nguyên mới vươn mình, với sứ mệnh xây dựng nền tảng logistics hiện đại phục vụ hiệu quả chuỗi cung ứng quốc gia.

Từ 1/7, doanh nghiệp đăng ký hợp đồng theo mẫu tại địa phương

Từ ngày 1/7/2025, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) sẽ ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ được chuyển giao về Sở Công Thương các tỉnh, thành.