Thu hồi hơn 3.300 áo phao bơi trẻ em xuất xứ từ Úc do không đảm bảo độ nổi

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra thông báo thu hồi hơn 3.300 áo phao bơi dành cho trẻ em, có xuất xứ từ Úc do sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về độ nổi trên mặt nước cho sản phẩm áo phao bơi.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong thời gian vừa qua, Cục đã tiếp nhận thông tin từ Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Úc (Australia Competition and Consumer Commission – ACCC) về việc thu hồi sản phẩm áo phao bơi dành cho trẻ em của Công ty Jetpilot Australia Pty Ltd.

Thu hồi hơn 3.300 áo phao bơi trẻ em xuất xứ từ Úc do không đảm bảo độ nổi - Ảnh 1.

Theo đó, sản phẩm có tên gọi bằng tiếng Anh là The Cause Kids Neo Vest Personal Flotation Device (PFD) – mẫu # HD211 (size 3 - 4, size 4 - 6 and size 8 - 10).

Nguyên nhân thu hồi là sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về độ nổi trên mặt nước theo Tiêu chuẩn Úc số AS 4758.1:2015 cho sản phẩm áo phao bơi. Cụ thể, trong tình huống khẩn cấp, sản phẩm có thể không cung cấp đủ độ nổi cần thiết để người dùng có thể nổi trên mặt nước.

Thông tin từ ACCC cho biết, trong thời gian vừa qua, Công ty Jetpilot Australia Pty Ltd đã tặng 3.319 sản phẩm trên cho một tổ chức cứu hộ biển ở Việt Nam có tên là Surf Life Saving Việt Nam.

Do đó, nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị các cá nhân và tổ chức liên quan dừng việc sử dụng sản phẩm và phối hợp với Công ty Jetpilot Australia Pty Ltd để thực hiện việc thu hồi sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Theo Nhịp sống kinh tế

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video