Thu giữ 1.120 bánh ngọt nhân trứng nhập lậu từ Trung Quốc vào Lạng Sơn

Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đã thu giữ lô hàng 1.120 cái bánh dẻo và bánh nhân trứng nguồn gốc Trung Quốc không xuất trình được giấy tờ liên quan.

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết mới đây trên địa bàn tỉnh phát hiện một xe khách nhập lậu nhiều thùng carton chứa bánh dẻo và bánh ngọt nhân trứng nguồn gốc Trung Quốc.

Thu giu 1.120 banh ngot nhan trung nhap lau tu Trung Quoc vao Lang Son hinh anh 1
Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra hàng hóa nhập lậu vận chuyển trên xe ôtô 18B-003.85. Ảnh: Văn Thể.

Cụ thể, tối 5/8 tại km 50 quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn kiểm tra xe khách mang biển kiểm soát 18B-003.85 do ông Nguyễn Thành Công sinh năm 1974 trú tại Hà Nam điều khiển.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong ôtô cất giấu nhiều thùng carton chứa thực phẩm.

Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các thùng carton, đoàn công tác phát hiện 300 cái bánh ngọt nhân trứng, loại 55 g/cái, nhãn hiệu Zhishiliuxinsu. Ngoài ra, còn có 820 cái bánh dẻo nhãn hiệu Mashu, loại 100 g/cái, cả 2 loại bánh này đều do Trung Quốc sản xuất.

Theo lực lượng quản lý thị trường, giá trị lô hàng ước tính khoảng 15 triệu đồng.

Lái xe Nguyễn Thành Công khai nhận là chủ của lô hàng nói trên và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp của hàng hóa.

Đội Quản lý thị trường số 4 đã lập biên bản và xử phạt hành chính số tiền 8 triệu đồng đối với ông Nguyễn Thành Công về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đơn vị này cũng tịch thu toàn bộ số tang vật vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Zing

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video