Thời gian trễ chuyến của hàng không Việt gấp 4,5 trung bình ở châu Á

Tỷ lệ chậm chuyến của các hãng bay Việt đang dần được cải thiện và tiệm cận với mức trung bình khu vực, tuy nhiên vẫn có một yếu tố hàng không Việt đang thua xa.

Một chuyến bay bị đình hoãn có thể đồng nghĩa với một loạt hệ lụy tồi tệ như trễ giờ cho một cuộc họp quan trọng với đối tác, kéo theo phá vỡ thương vụ, hoặc cắt ngắn thời gian sum họp gia đình, hay chỉ đơn giản là khiến khách hàng phải cáu kỉnh. Thế nhưng trễ chuyến (delay) là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh hàng không và không thể tránh khỏi trong quá trình đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến bay. Các đơn vị bên thứ ba thường xuyên thống kê tỷ lệ cất cánh, hạ cánh đúng giờ của các hãng hàng không toàn cầu. Chậm chuyến nhiều hơn trung bình khu vực Theo số liệu từ Cục Hàng không, trong 6 tháng đầu năm 2018, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện hơn 150.000 chuyến bay, tăng 9% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 129.000 chuyến, chiếm tỷ lệ 86,1%.

Cùng kỳ năm 2017, các hãng bay Việt thực hiện 136.400 chuyến bay nhưng tỷ lệ cất cánh đúng giờ là khoảng 85,6%. Có thể thấy nửa đầu năm 2018 dù số chuyến bay tăng, tỷ lệ chậm chuyến lại giảm. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành hàng không Việt đang có sự cải thiện nhẹ trong khâu đúng giờ.

Cụ thể, Vietnam Airlines khai thác 64.221 chuyến, dẫn đầu với tổng số chuyến bay đúng giờ trong 6 tháng đầu năm với 57.381 chuyến. Số chuyến chậm là 6.840, hủy 140 chuyến, chiếm tỷ lệ 10,8%. Như vậy hãng hàng không quốc gia Việt Nam có tỷ lệ thực hiện chuyến bay đúng giờ là 89,2%.

Con số này sát với thống kê gần nhất của VariFlight vào tháng 10/2017 khi đơn vị này công bố Vietnam Airlines có tỷ lệ đúng giờ 88.65%.

Tỷ lệ này của Vietnam Airlines vẫn dưới mức trung bình 90,1% của 20 hãng hàng không tầm trung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà VariFlightcó số liệu thống kê. Cũng trong 20 hãng này, Vietnam Airlines xếp thứ 16/20 về tỷ lệ đúng giờ.

Tuy nhiên con số 89,2% mà Vietnam Airlines đạt được vẫn tích cực hơn so với Vietjet Air và Jetstar Pacific.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Vietjet Air khai thác 60.362 chuyến, trong đó có 10.235 chuyến bị chậm cùng với 66 chuyến phải hủy. Tỷ lệ đúng giờ của hãng chỉ là 83%.

Jetstar Pacific khai thác 18.439 chuyến thì có đến 3.577 chuyến chậm và 102 chuyến huỷ. Tỷ lệ đúng giờ của Jetstar Pacific thấp nhất trong 3 hãng lớn, chỉ đạt 80%.

Thời gian chậm chuyến gấp 4,5 lần trung bình khu vực

Xét tỷ lệ đúng giờ cho thấy Vietnam Airlines và các hãng hàng không Việt không thua quá xa so với các hãng bay châu Á khác, thậm chí còn ít chậm chuyến hơn AirAsia, hãng hàng không giá rẻ kiểu mẫu đến từ Malaysia, có tỷ lệ đúng giờ 79,4% theo VariFlight.

Tuy nhiên với hãng bay Việt mỗi khi chậm chuyến thì thời gian chờ đợi của hành khách lại dài bất thường so với trung bình khu vực.

Theo thống kê, thời gian chậm chuyến trung bình tại châu Á - Thái Bình Dương là khoảng 12,77 phút thì đại diện Vietnam Airlines của Việt Nam có con số này lên tới 57,37 phút, gấp tới 4,5 lần. Hiện không có thông tin về thời gian chậm chuyến trung bình của hai hãng Vietjet Air và Jestar Pacific. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều khách hàng, thời gian chờ đợi khi bị trễ chuyến của Vietnam Airlines ngắn hơn khá nhiều so với 2 hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air và Jestar Pacific.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm, hủy chuyến được Cục Hàng không xác định là do thời gian quay đầu của máy bay khai thác vượt quá thời gian được quy định. Theo Cục, thời gian quay đầu thực tế trung bình mỗi chuyến bay là khoảng 43,5 phút.

Con số này cũng lý giải cho việc thời gian chậm chuyến của các hãng hàng không Việt. Đồng thời, việc máy bay về muộn vẫn là yếu tố dẫn tới tình trạng chậm hủy chuyến có xu hướng tăng cao, tương tự như nhiều năm trước đó.

PV liên hệ với đại diện các hãng bay nhưng chưa có phản hồi về việc này.

Theo Ngô Minh Zing

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video