Thâu tóm bệnh viện công: Cuộc “đua” của các nhà đầu tư “đại gia”

Sức hấp dẫn trong cổ phần hóa các bệnh viện công lập ngành giao thông vận tải đang ngày càng gia tăng. Không bỏ lỡ cơ hội này, nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực y tế tư nhân đã “chạy đua” nhằm thâu tóm những bệnh viện này.

[caption id="attachment_26507" align="aligncenter" width="600"]Bệnh viện GTVT Trung ương là viện đầu tiên ngành giao thông tiến hành cổ phần hóa Bệnh viện GTVT Trung ương là viện đầu tiên ngành giao thông tiến hành cổ phần hóa[/caption]

Nhiều “đại gia” vào cuộc

Trong giai đoạn 2016-2020, có 3 bệnh viện ngành GTVT nằm trong danh mục thí điểm cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Nam Thăng Long, GTVT Vinh và GTVT Đà Nẵng.

Mặc dù Bệnh viện GTVT TP HCM chưa được bộ chủ quản lên kế hoạch cổ phần trong thời gian tới. Thế nhưng, với tư cách là bệnh viện hạng hai lớn, cơ sở vật chất tương đối hiện đại, có thương hiệu và uy tín tốt trên địa bàn với số người đăng ký khám chữa bệnh khoảng 30.000 người/năm, Bệnh viện GTVT TP HCM vẫn là thương vụ M&A rất đáng chờ đợi đối với các nhà đầu tư.

Nắm bắt thời cơ này, mới đây, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã có đề xuất gửi Bộ GTVT thể hiện mong muốn tham gia tiến trình xã hội hóa đầu tư Bệnh viện GTVT TP HCM và Bệnh viện GTVT Đà Nẵng.

Trước đó, năm 2015, sau khi hoàn tất M&A với Tập đoàn Fortis, sau đó là Clermont Group, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ cũng đã thực hiện thương vụ M&A với Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai và Bệnh viện Quốc tế Vinh (Nghệ An). Tính đến thời điểm này, số bệnh viện mà Hoàn Mỹ sở hữu đã lên tới con số 7.

Được biết, Cục Y tế (Bộ GTVT) đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đối với Bệnh viện GTVT Vinh và Bệnh viện GTVT Đà Nẵng để có thể cổ phần hóa vào đầu năm 2017.

Trong khi danh sách nhà đầu tư đâm đơn vào 2 cơ sở y tế này chưa lộ diện nhiều, thì tại Bệnh viện Nam Thăng Long đã có 5 “đại gia” đệ đơn xin trở thành cổ đông chiến lược, gồm: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Dầu khí, Công ty cổ phần Tập đoàn Lạc Việt, Công ty cổ phần Dầu khí Bắc Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thi Sơn.

Trong số đó, “đại gia” y tế đáng chú ý nhất là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Việt Phú An – đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và chăm sóc y tế. Đơn vị này đang đầu tư ít nhất 4 dự án xây dựng, khai thác bệnh viện lớn như Ung bướu Hưng Việt, Đa khoa Trí Đức, Nam học và hiếm muộn (đều ở Hà Nội); Ngoại khoa Nam Sài Gòn (TP.HCM). Ngoài ra, Việt Phú An còn đang nắm 3% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Tiêu chí lựa chọn “ngặt nghèo”

Ông Vũ Anh Minh – Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT) cho biết, số lượng nhà đầu tư lớn, trong đó không loại trừ các nhà đầu tư ngoại xin ứng thí sẽ còn tăng lên sau khi phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bởi vậy, rút kinh nghiệm từ việc cổ phần hóa thành công Bệnh viện GTVT Trung ương, Bộ GTVT đã đưa ra những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khá ngặt nghèo, góp phần loại bớt những ứng viên “nhẹ ký” khi cổ phần hóa Bệnh viện.

Ví dụ, đối với Bệnh viện Nam Thăng Long, trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ việc đề nghị phê duyệt phương án cổ phần hóa bệnh viện, đơn vị này đã “chốt” một loạt tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược.

Cụ thể, nhà đầu tư là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh phải có quy mô tương đương (tối thiểu 120 giường); vốn chủ sở hữu không thấp hơn 50 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế, lợi nhuận trước thuế tối thiểu 10%. Đối với các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh, 2 tiêu chí quan trọng nhất được Bộ GTVT đưa ra là phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 200 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và lợi nhuận trước thuế tối thiểu 10%.

Trước đó, theo phương án cổ phần hóa được Cục Y tế trình Bộ GTVT vào tháng 12/2015, Công ty cổ phần Bệnh viện Nam Thăng Long sẽ có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, tương ứng với 3 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, Nhà nước nắm giữ 900.000 cổ phần (chiếm 30%); bán cho nhà đầu tư chiến lược 780.000 cổ phần (chiếm 26%); bán đấu giá công khai 799.900 cổ phần (chiếm 26,66%) vốn điều lệ, lượng cổ phần còn lại chiếm 17,34% vốn điều lệ sẽ bán ưu đãi cho người lao động trong Bệnh viện.

Như vậy, trong trường hợp thắng đấu giá, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn có cơ hội rất cao để nắm giữ trên 51% vốn điều lệ, giành quyền chi phối, trước khi chờ mua nốt 30% lượng cổ phần của Nhà nước để hoàn tất thương vụ mua bán- sáp nhập bệnh viện này.

Theo TS-BS. Lê Bình Phương, chuyên gia tư vấn quản lý – đầu tư – M&A lĩnh vực y tế, việc mua bán bệnh viện đang diễn ra xuất phát từ nhu cầu của nhà đầu tư, không hẳn là do đầu tư thất bại mà do một số nguyên nhân như thay đổi chiến lược kinh doanh, cần nguồn tài chính để tái cấu trúc công ty, mở rộng hoạt động chuyên môn, tối ưu hoá nguồn lực hiện tại bằng bổ sung tài chính. Nhà đầu tư nước ngoài thì muốn đa dạng hóa các kênh đầu tư nên mở rộng hệ thống bệnh viện hiện hữu.

BS. Phương nhận định, hiện nay xu hướng đầu tư vào bệnh viện đang được phát triển mạnh theo 3 hướng: mua bán – sáp nhập, mở rộng bệnh viện đang hoạt động và hợp tác công – tư.

Theo DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video