Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Ảnh: Hải Nguyễn.

Ở Việt Nam, qua các thời kỳ, vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước được khẳng định cả trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong thực tiễn.

Thời gian tới, với mục tiêu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, doanh nghiệp nhà nước cần thể hiện vị trí, vai trò nòng cốt, dẫn dắt, mở đường trong nền kinh tế.

Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng tiên phong, dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, đổi mới mô hình quản trị, cơ cấu lại nguồn vốn, cơ cấu lại các chuỗi sản xuất, cung ứng…

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động thua lỗ, có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, vướng mắc về thể chế, cơ chế, quản trị và hiệu quả đầu tư.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế vĩ mô 8% trở lên trong năm 2025, mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký Công điện số 77/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả đối với doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả về nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện việc giao chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Rà soát, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tăng cường thực hiện việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền, quy định pháp luật.

Bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, minh bạch, trong đó, kịp thời cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hệ thống tín dụng cung ứng vốn kịp thời, hợp lý, đúng quy định cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực then chốt, hạ tầng chiến lược.

Đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục cho vay, tăng cường kiểm soát rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước tiếp cận vốn tín dụng.

Yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tích cực nắm bắt các tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời có giải pháp tháo gỡ.

Khẩn trương thực hiện có kết quả và chịu trách nhiệm về việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý, theo dõi.

Tăng cường giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý; kịp thời cảnh báo, chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí.

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, gắn trách nhiệm với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo Báo Lao Động

Niềm tin là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, đã đến lúc phải định vị lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên phát triển doanh nghiệp tư nhân, cắt giảm rào cản hành chính. Đặc biệt, niềm tin chính là nền tảng cốt lõi, là chất xúc tác để kinh tế tư nhân bứt phá.

MWG đón sóng, thiết bị công nghệ và bán lẻ thực phẩm cùng bứt tốc?

Trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi sau giai đoạn trầm lắng kéo dài hậu đại dịch, Thế Giới Di Động (MWG) - “ông lớn” của ngành hàng điện tử và tiêu dùng, đang nổi lên như một điểm sáng tăng trưởng nhờ loạt yếu tố thuận lợi hội tụ. Với chu kỳ thay mới thiết bị công nghệ đang đến gần, sức bật từ chuỗi Bách Hóa Xanh và chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, MWG được đánh giá có nhiều cơ hội để bước vào một chu kỳ tăng tốc bền vững.

Doanh nghiệp nội tìm hướng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia

Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật cùng Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được xem là “chìa khóa vàng”mở cửa cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam bứt phá, nắm bắt cơ hội tham gia vào hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

NECS đồng hành cùng kỷ nguyên vươn mình sau sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập một số địa phương trong cả nước – tiêu biểu là Long An và Tây Ninh – không chỉ đánh dấu bước chuyển mình về mặt hành chính mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc chiến lược và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong bối cảnh này, Công ty Cổ phần Kho lạnh Kỷ Nguyên Mới (NECS) tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng kỷ nguyên mới vươn mình, với sứ mệnh xây dựng nền tảng logistics hiện đại phục vụ hiệu quả chuỗi cung ứng quốc gia.