Thành ủy TPHCM có quyết định quan trọng với Công ty Vận hành metro số 1

Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM đã trình Thường trực Thành ủy xem xét, chỉ đạo về việc Công ty Vận hành metro số 1 tiếp tục được tạm ứng số tiền 16 tỉ đồng.

Trong báo cáo mới đây của Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, đơn vị này cho biết Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TPHCM (gọi tắt là Công ty Vận hành metro số 1) đã được Thành ủy TPHCM cho mượn số tiền 16 tỉ đồng.

Cụ thể, đầu tháng 7 năm nay, Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM đã trình Thường trực Thành ủy xem xét, chỉ đạo về việc Công ty Vận hành metro số 1 tiếp tục được tạm ứng số tiền 16 tỉ đồng.

Đến đầu tháng 8, Văn phòng Thành ủy TPHCM đã thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về việc cho Công ty Vận hành metro số 1 mượn kinh phí theo đề nghị của Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM.

Thành ủy TPHCM có quyết định quan trọng với Công ty Vận hành metro số 1 - Ảnh 1.

Tàu metro chạy thử hồi tháng 4/2023.

Trước đó, vào ngày 26/5, Công ty Vận hành metro số 1 đã có văn bản kiến nghị UBND TPHCM xem xét, chấp thuận và báo cáo Ban cán sự đảng UBND Thành phố và Thường trực Thành ủy cho công ty được tạm mượn 16 tỉ đồng từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng của Đảng bộ Thành phố. 

Mục đích của việc mượn số tiền 16 tỉ đồng là nhằm có kinh phí chuẩn bị cho công tác nhân sự và chi trả nợ các khoản bảo hiểm xã hội, chi trả lương cho người lao động trong giai đoạn hiện nay. Công ty cũng cho biết sẽ hoàn trả số tiền đã tạm mượn của thành phố khi được cấp kinh phí hoạt động.

Công ty Vận hành metro số 1 được cấp 268 tỷ đồng trong quý III/2023 

Cũng trong đầu tháng 7 năm nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao UBND TPHCM được phê duyệt mức vốn điều lệ là 268 tỷ đồng cho Công ty Vận hành metro số 1 trong quý III năm nay.

Với quyết định này, Công ty Vận hành metro số 1 đã được tháo nút thắt khó khăn. Cụ thể, đơn vị này đã trải qua gần 2 năm thiếu kinh phí hoạt động, nợ lương nhân viên và lãnh đạo quản lý với số tiền lên đến hơn 2,9 tỷ đồng.

Theo Thiên An (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video