Tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 13,8 tỉ USD

Theo Bộ Công thương, trong tháng 1 đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt khá 13,8 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 9,6 tỉ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ; xuất khẩu các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 4,06 tỉ USD, tương đương cùng kỳ. Tuy nhiên, giá bình quân của đa số các mặt hàng xuất khẩu đều giảm, giảm mạnh nhất là mặt hàng quặng và khoáng sản.

[caption id="attachment_12414" align="aligncenter" width="700"]Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tháng 1 đạt 2 tỉ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ. năm 2015 Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tháng 1 đạt 2 tỉ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ. năm 2015[/caption]

Cũng theo Bộ Công Thương, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt cao nhất gần 11 tỉ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng khoảng 79,4%, trong đó một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng khá so với cùng kỳ là: Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 36%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 18,8%; giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 16,1%... Một số mặt hàng có kim ngạch giảm so với cùng kỳ là: Thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 11,6%; chất dẻo nguyên liệu giảm 34,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 16,7%...

Tiếp đến là KNXK nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 1,77 tỉ USD, tăng 9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Rau quả tăng 32,3%, gạo tăng 62,2%, một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm như: Hạt tiêu giảm 23,7%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 15,6%.

Nhóm nhiên liệu và khoáng sản có kim ngạch XK giảm mạnh nhất, tới 40,7% so cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 0,24 tỉ USD, hiện chỉ chiếm tỷ trọng 1,7% trong tổng KNXK cả nước. Trong đó: mặt hàng dầu thô, quặng và khoáng sản khác giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 54,9% và 49,9%; mặt hàng than giảm 10,9%.

Ngoài ra, KNXK nhóm hàng hóa khác ước đạt 0,8 tỉ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng KNXK cả nước.

Về giá xuất khẩu, theo Bộ Công Thương cho biết: So với cùng kỳ, giá bình quân của đa số các mặt hàng đều giảm, giảm mạnh nhất là mặt hàng quặng và khoáng sản (giảm tới 69,8%), khiến tỉ trọng kim ngạch XK các mặt hàng này giảm sút mức đóng góp trong tổng KN xuất khẩu hàng hóa. Chỉ có 2 mặt hàng có giá xuất khẩu tăng là nhân điều tăng 6% và than đá tăng 21,7% (do giá nhiều mặt hàng khoáng sản, nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm tương đối sâu).

Về lượng xuất khẩu, các mặt hàng trong nhóm nông lâm thủy sản đều có lượng xuất khẩu tăng, riêng lượng xuất khẩu hạt tiêu giảm 22,2%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản có hai mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng mạnh đó là xăng dầu và quặng khoáng sản (tăng lần lượt là 105,5% và 65,9%);  các nhóm hàng còn lại không có biến động lớn...

Về thị trường xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn duy trì tăng trưởng khá như: Xuất khẩu vào thị trường Mỹ ước tăng 17,3% và chiếm tỷ trọng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 11,5% và chiếm tỷ trọng 9,2%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 24,3% và chiếm tỷ trọng 12% và xuất khẩu vào EU tăng 1,8%, chiếm tỷ trọng khoảng 19,7%. Hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam cả kim ngạch lẫn tỉ trọng xuất khẩu.

Theo báo Lao động

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video