Tập đoàn khí công nghiệp của Pháp muốn nâng gấp đôi tổng mức đầu tư tại Việt Nam

Air Liquide hiện là nhà cung cấp khí công nghiệp lớn với 10 đơn vị sản xuất đặt tại các địa phương trên Việt Nam.
Tập đoàn khí công nghiệp của Pháp muốn nâng gấp đôi tổng mức đầu tư tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp Ủy ban Điều hành Tập đoàn Air Liquide (Pháp).

Chia sẻ tại buổi gặp, lãnh đạo Ủy ban Điều hành Tập đoàn Air Liquide khẳng định, Việt Nam hiện có môi trường đầu tư kinh doanh rất thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1996, Air Liquide hiện là nhà cung cấp khí công nghiệp lớn với 10 đơn vị sản xuất đặt tại các địa phương trên cả nước, cung cấp khí phụ trợ cho các ngành công nghiệp ô tô, luyện kim, điện tử, thực phẩm, hoá dầu và chăm sóc sức khoẻ.

Trong thời gian tới, Air Liquide có kế hoạch tăng gấp đôi tổng mức đầu tư tại Việt Nam để nâng cao năng lực cung cấp khí công nghiệp, phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển năng lượng sạch, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Đánh giá cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh để thu hút đầu tư, luôn khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Phó Thủ tướng cho rằng, mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp hiện đang phát triển rất tích cực và thuận lợi, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Pháp đã và đang đầu tư rất hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Việt Nam.

Phó Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến - chế tạo; các ngành công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực sản xuất máy tính, điện thoại, ô tô, lọc hóa dầu… Đây đều là các ngành, lĩnh vực mà Air Liquide có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Theo Trí thức trẻ/ VGP

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video