Tạm giữ gần 2 tấn shisha trên đường từ Nam ra Bắc

Ngày 5-7, tại QL 1A thuộc địa bàn huyện Quảng Xương, Thanh Hoá, Đội QLTT số 16 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hoá kiểm tra xe ô tô tải BKS 30N-9948 do Đỗ Hải Dưỡng, SN 1980, trú tại xã Yên Lương, Ý Yên, Nam Định điều khiển, phát hiện trên xe chở gần 7.000 hộp Shisha không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Shisha thường được gọi là thuốc lào Ả rập  - là loại thuốc mà giới trẻ thường sử dụng trong các quán bar, karaoke, nhà hàng, vũ trường với giá rất cao.

Theo các chuyên gia, thì shisha có hàm lượng nicotin rất cao, có tác hại giống thuốc lá và thuốc lào nhưng nguy hiểm hơn là thường sử dụng tập thể. Mỗi bình shisha có thể hút từ 60-100 lần nên gây độc hại gấp nhiều lần so với hút thuốc lá. Lái xe khai vận chuyển thuê từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội tiêu thụ.

Tạm giữ gần 2 tấn shisha trên đường từ Nam ra Bắc - Ảnh 1.
Tạm giữ gần 2 tấn shisha trên đường từ Nam ra Bắc - Ảnh 2.
Tạm giữ gần 2 tấn shisha trên đường từ Nam ra Bắc - Ảnh 3.

Shisha bị Phòng Cảnh sát kinh tế và QLTT phát hiện, thu giữ.

Được biết, mỗi hộp shisha bị lực lượng chức năng Thanh Hoá thu giữ nặng 250g. Tổng trọng lượng hơn 7.000 hộp khoảng hơn 2 tấn. Giá cung cấp cho các quán bar, vũ trường khoảng 250.000 đ/hộp. Các nhà hàng chia lẻ khoảng trên dưới 20 lần hút, bán mỗi bình (1 lần hút) giá từ 100.000 đ đến 500.000 đ.

Hiện, lực lượng chức năng đã tạm giữ phương tiện, hàng hoá để xử lý theo quy định.

Theo Thu Thủy (Công an nhân dân)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video