Tại sao cần quan tâm đến APEC 2017?

Chỉ còn vài ngày nữa, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 (5 - 11/11) sẽ khai mạc tại Đà Nẵng. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng giúp Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò trên trường quốc tế.

Trong hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại (MRT) lần thứ 23 diễn ra ngày 20/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh APEC đang hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực sự gắn kết cả về con người, hạ tầng cơ sở, công nghệ và thông tin nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng. Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng khẳng định đây chính là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam thúc đẩy phát triển.

APEC là gì?

APEC là Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương thành lập năm 1989 và hiện có 21 nền kinh tế thành viên. Mục đích của Diễn đàn là thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực.

[caption id="attachment_73183" align="aligncenter" width="700"] 21 nền kinh tế tham gia APEC[/caption] [caption id="attachment_73184" align="aligncenter" width="700"] Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên của APEC tại khách sạn Hyatt (Canberra, Australia) ngày 6 - 7/11/1989.[/caption]

Vai trò của APEC trong khu vực và trên trường quốc tế

Từ khi thành lập, APEC đã trở thành động lực năng động của tăng trưởng kinh tế và là một trong những diễn đàn khu vực quan trọng nhất của châu Á - Thái Bình Dương. Nhờ diễn đàn này, GDP thực của khu vực tăng từ 19 nghìn tỷ USD năm 1989 lên 42 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người tăng 74%, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và tạo ra một tầng lớp trung lưu đang phát triển chỉ trong 2 hai thập niên.

APEC cũng giảm bớt rào cản thương mại và dần xóa đi những khác biệt trong quy định của các nước. Mức thuế trung bình giảm từ 17% năm 1989 xuống còn 5,2% vào năm 2012. Trong khoảng thời gian này, tổng thương mại của khu vực tăng gấp 7 lần, nhanh hơn nhiều nơi khác trên thế giới. 2/3 lượng giao dịch xảy ra giữa các nền kinh tế thành viên.

APEC và Việt Nam

Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998. Từ đó đến nay, đây là một trong số các diễn đàn đa phương mang lại lợi ích thiết thực và giúp nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

APEC 2017

Việt Nam đã chủ động đề xuất đăng cai APEC 2017 và được các thành viên khác ủng hộ. Đây là lần thứ 2 Việt Nam là nước chủ nhà của APEC. Lần đăng cai đầu tiên năm 2006 là một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất mà đất nước từng tổ chức, với hơn 100 hoạt động và 10.000 đại biểu tham gia tuần lễ cấp cao APEC 12 - 19/11/2006.

[caption id="attachment_73189" align="aligncenter" width="640"] Lãnh đạo các nước trong APEC 2006 tổ chức tại Việt Nam[/caption]

Việt Nam mất 3 năm để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này và năm APEC 2017 chính thức bắt đầu từ tháng 2 với Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) ở Nha Trang. Từ đó đến nay, 11 sự kiện chính đã diễn ra để làm cơ sở chuẩn bị cho sự kiện quan trọng nhất là Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Với những kinh nghiệm rút ra từ lần trước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết lần thứ 2 sẽ rất khác biệt so với APEC 2006 ở Hà Nội.

Tuần lễ cấp cao APEC 2017 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 11/11 tại Đà Nẵng.

Ai tham gia?

Tất cả lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đều đã xác nhận sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao tại Đà Nẵng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 - Bùi Thanh Sơn cho biết tại buổi họp báo ngày 2/11. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong vai trò Chủ tịch hội nghị, sẽ chủ trì Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế APEC lần thứ 25 vào ngày 11/11.

Ngoài ra, 10.000 đại biểu trong và ngoài nước cũng sẽ tới tham gia các sự kiện trong dịp này, cùng hàng nghìn phóng viên của các hãng truyền thông trên thế giới đến đưa tin.

7 hoạt động chính trong Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng:

* 5 - 6/11: Hội nghị tổng kết của các Quan chức cao cấp APEC (CSOM)

* 5 - 7/11: Cuộc họp lần 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 4)

* 5 - 11/11: Tiếng nói tương lai APEC

* 8 - 9/11: Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao kinh tế - 300 đại biểu

* 8 - 11/11: Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp (CEO Summit) - 1.000 đại biểu

* 10/11: Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo với ABAC: 21 lãnh đạo với 65 ABAC

* 10 - 11/11: Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC - 21 lãnh đạo

Theo Trang Hồ (tổng hợp) - NDH

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video