Tại sao các ông lớn mạnh tay đầu tư cho hàng không?

Với doanh thu hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm, lĩnh vực hàng không đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các "ông lớn" tư nhân.
Tại sao các ông lớn mạnh tay đầu tư cho hàng không?


Tiềm năng từ ngành công nghiệp hàng không

Mới đây, "ông lớn" Vingroup đã chính thức bước chân vào thị trường hàng không với việc thành lập hãng hàng không Vinpearl Air. Ngoài Vinpearl Air, trong năm 2019 còn có 2 doanh nghiệp được thành lập trong lĩnh vực hàng không là Vietravel Airlines - do Vietravel sở hữu 100% vốn và Thiên Minh Airlines thuộc Tập đoàn Thiên Minh.

Như vậy, với sự tham gia của các hãng hàng không mới, thị trường hàng không Việt Nam lại càng thêm sôi động. Hàng không được xem là ngành công nghiệp đang phát triển tại Việt Nam.

Đối với hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị này đạt 97.589  tỉ đồng, tăng so với năm 2017 là 83.553 tỉ. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 2.598 tỉ đồng, giảm nhẹ so với năm 2017 là 2.659 tỉ đồng.

Quý I.2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietnam Airlines đạt 19.287 tỉ đồng, tăng nhẹ so với năm 2018 là 18.266 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý I.2019 đạt 1.014 tỉ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2018 là 711 tỉ đồng.

Đối với hãng hàng không Vietjet Air, tổng doanh thu hợp nhất đạt 53.577 tỉ đồng, tăng trưởng 26,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 105,1% Kế hoạch Đại hội đồng Cổ đông. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.816 tỉ đồng, tăng trưởng 9,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,2% Kế hoạch Đại hội đồng Cổ đông.

Vietjet nhận định yếu tố chính hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp năm 2018 là từ hoạt động cốt lõi - dịch vụ vận tải hàng không. Doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt 24.681 tỉ đồng, tăng trưởng 46,4% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ nội địa đạt 12.827 tỉ đồng, tăng 19%, doanh thu từ quốc tế đạt 11.854 tỉ đồng, tăng 95,3% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng doanh thu quốc tế trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách tăng từ 36% năm 2017 lên 48% năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng hàng không giảm

Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hành khách hàng không 6 tháng đầu năm 2019 dù có tăng trưởng, song tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so cùng kỳ 2018. Theo đó, tốc độ tăng trưởng đạt 9,4% so cùng kỳ 2018 và sản lượng đạt 38,5 triệu khách.

Theo đó, số chuyến bay khai thác của Vietnam Airlines giảm 17,1%, Vietjet Air tăng 14%, Jetstar Pacific giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 56,8 triệu lượt hành khách tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 27 triệu hành khách tăng 7,7%.

Các hãng hàng không đã tăng số tuyến bay quốc tế lên 200, cao hơn 43% so với cùng kỳ. Về nội địa, Vietnam Airlines chiếm thị phần 35,9%, Vietjet Air chiếm 44%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và Bamboo Airways chiếm 4,2%.

Các hãng hàng không Việt Nam khai thác 48 đường bay nội địa kết nối 22 Cảng hàng không trong đó trong đó Vietnam Airlines khai thác 33 đường bay, Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23 đường bay, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 9 đường bay, Bamboo Airways khai thác 24 đường bay.

Theo Phạm Dung (Lao động)

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video