StoxPlus: Việt Nam sẽ còn thừa xi măng trong 10 năm tới

Dù cầu trong nước và xuất khẩu clinker, xi măng tăng mạnh, thị trường Việt Nam sẽ phải chứng kiến dư cung thêm trong thập kỷ tới. M&A được xem như một xu hướng giải quyết tình trạng này. 

Những nhận định này được bà Nguyễn Thị Quỳnh Lan - Giám đốc điều hành khối Biinform của Công ty cổ phần StoxPlus - chia sẻ tại Hội nghị Cemtech Asia 2016 ở Philippines mới đây. Bà Lan cũng dẫn hàng loạt số liệu của đơn vị này cho thấy, dù nhu cầu trong nước tăng mạnh và Việt Nam rất nỗ lực xuất khẩu clinker và xi măng, thị trường nội địa vẫn tiếp tục chứng kiến dư cung trong vòng 10 năm tới.

[caption id="attachment_24996" align="aligncenter" width="500"]Theo StoxPlus, M&A trong ngành xi măng sẽ bùng nổ. Theo StoxPlus, M&A trong ngành xi măng sẽ bùng nổ.[/caption]

Năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 55,7 triệu tấn xi măng và riêng trong 5 tháng đầu năm, con số này là 31,4 triệu tấn, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu 16,2 triệu tấn clinker và xi măng, giảm khoảng 4 triệu tấn so với năm 2014, đạt kim ngạch xuất khẩu tổng hợp trên 650 triệu USD.

Trong khi đó, năm 2015 ngành xi măng Việt Nam tăng mạnh về công suất thiết kế và dự báo sẽ còn tăng tiếp trong 2 năm tới, đặc biệt khi có thêm 3 nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế là 6,9 triệu tấn một năm.

"Ngành xi măng Việt Nam vẫn đang phải đối phó với tình trạng dư cung do việc tăng nóng năng suất thiết kế giai đoạn trước năm 2013. Hậu quả chính là hoạt động dưới công suất thiết kế và giá xi măng thấp. Do đó, các công ty xi măng Việt Nam có mức EBITDA (thu nhập trước lãi vay và thuế) và biên lợi nhuận thấp", chuyên gia của StoxPlus nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam có quá nhiều nhà máy xi măng nhỏ với công suất không cao nên theo StoxPlus, mua bán sáp nhập trong ngành này sẽ là một xu hướng của năm 2016, góp phần giải quyết tình trạng dư cung và những hệ lụy.

Cụ thể, xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp nhà nước cũ sẽ hợp nhất trước do hiệu quả hoạt động kém. Trong quý I, vốn đầu tư nhà nước tại 2 nhà máy xi măng Hạ Long và Sông Thao được chuyển sang VICEM để tái cấu trúc.

Thêm vào đó, LafargeHolcim có thể thoái vốn khỏi Việt Nam do tình trạng dư cung xi măng trong nước. Tháng 12/2015, Lafarge Việt Nam, một chi nhánh của Lafarge Group ở Pháp, đã chính thức sáp nhập với Holcim Vietnam để thành lập LafargeHolcim và trở thành công ty sản xuất xi măng đa quốc gia lớn nhất thế giới theo công suất lắp đặt. Sau khi sáp nhập, LafargeHolcim có 6 nhà máy xi măng và 8 nhà máy trộn, vượt qua nhà máy xi măng Nghi Sơn và Phúc Sơn trở thành công ty sản xuất xi măng có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam.

Báo cáo ngành xi măng Việt Nam 2016 của StoxPlus cho thấy có hơn 62 công ty với khoảng 100 nhà máy (bao gồm nhà máy khép kín và các trạm nghiền xi măng). Trong đó, 60% tổng số nhà máy ở Việt Nam có mức công suất nhỏ hơn một triệu tấn mỗi năm. "Những nhà máy xi măng nhỏ này phải đối mặt với thách thức về thương hiệu và cạnh tranh gay gắt, dẫn đến giá giảm mạnh và thua lỗ lớn", bà Lan cho hay.

Theo quan sát của đơn vị này, chi phí đầu tư mới cho mỗi đơn vị trong ngành xi măng Việt Nam vào khoảng 170-180 USD một tấn. Trong khi đó, định giá theo tấn của các thương vụ M&A trong ngành thấp hơn nhiều, khoảng 105 USD một tấn. "Định giá theo tấn có xu hướng tăng do thị trường trong nước hoạt động tốt và chi phí nguyên liệu thô giảm, đặc biệt là than. Do đó, đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư dài hạn thâm nhập vào thị trường Việt Nam", chuyên gia này phân tích.

Theo Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video