Sky Mavis đạt mức định giá 3 tỷ USD, trở thành kỳ lân đắt giá nhất Việt Nam chỉ sau hơn 3 năm hoạt động?

Sky Mavis cho biết số tiền 152 triệu USD thu được nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng Play to Earn, thu hút thêm nhiều tài năng từ khắp nơi trên thế giới, mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng để tăng trưởng, và xây dựng nền tảng phân phối riêng của Sky Mavis hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi tạo ra các game NFT.

Sky Mavis đạt mức định giá 3 tỷ USD, trở thành kỳ lân đắt giá nhất Việt Nam chỉ sau hơn 3 năm hoạt động?

Sky Mavis vừa huy động thành công 152 triệu USD vòng Series B với mức định giá 3 tỷ USD, theo The Infomation.

Mặc dù có công ty holdings đặt trụ sở tại Singapore, nhưng phần lớn đội ngũ phát triển Sky Mavis là người Việt Nam. CEO Sky Mavis là Nguyễn Thành Trung, 29 tuổi, người cũng từng là Co-Founder và CTO của Lozi. Trao đổi với chúng tôi, ông Trung nói rằng: "Chúng tôi tự hào để nói là một công ty Việt Nam, mặc dù về mặt pháp lý Sky Mavis đặt trụ sở tại Singapore".

Như vậy, Sky Mavis đã trở thành kỳ lân số 3 của Việt Nam, sau VNG và VNLIFE.

Một ứng viên kỳ lân khác là sàn thương mại điện tử Tiki cũng mới thành lập công ty holding tại Singapore cách đây vài tháng.

VNG thành lập từ năm 2005, mất 10 năm để trở thành kỳ lân. VNLIFE với nền tảng là VNPAY thành lập năm 2007, mất 13 năm. Trong khi đó, Sky Mavis thành lập tháng 2/2018, mất chưa đầy 4 năm.

Sky Mavis, chính là công ty phát triển tự game NFT Axie Infinity đình đám toàn cầu, mở ra trào lưu Play to Earn. Công ty đã tăng trưởng số lượng người chơi từ mức chưa đầy 40.000 hồi tháng 4/2021 lên mức 2 triệu như hiện nay.

Vòng gọi vốn mới đây được dẫn đầu bởi Andreessen Horowitz (A16Z), ngoài ra còn có Libertus Capital, 500 Startups Vietnam, Konvoy, cũng như các nhà đầu tư mới Accel, Paradigm và SNÖ Ventures. Khoản tài trợ, đến chưa đầy 6 tháng sau vòng Series A.

Huy động về 152 triệu USD, Sky Mavis đạt mức định giá 3 tỷ USD, trở thành kỳ lân thứ 3 của Việt Nam sau VNG và VNLIFE? - Ảnh 1.

Doanh thu lũy kế trên giao thức của Axie Infinity đạt hơn 800 triệu USD trong vòng 180 ngày

Theo Nhịp sống kinh tế

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.