Samsung ra mắt TV lớn nhất thế giới với màn hình LED rộng 408 inch

Nếu bạn nghĩ rằng TV nhà mình chưa đủ lớn thì Samsung có thể giúp bạn. Hãng điện tử này vừa tiết lộ chiếc TV lớn nhất thế giới với màn hình LED rộng 408 inch được thiết kế để thay thể màn hình của rạp chiếu phim.

Màn hình của chiếc TV khổng lồ có tên Super S này có độ sáng đỉnh điểm cao gần gấp 10 lần so với các máy chiếu ở rạp. Tại Lotte Cinema World Tower ở Hàn Quốc, Super S đã được lắp đặt để phục vụ những người mê điện ảnh.

Sở hữu màn hình rộng 408 inch, chiếc Super S có độ phân giải 4K và phù hợp với kích cỡ của một rạp chiếu phim hiện đại.

Samsung cho rằng họ có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm xem phim của mọi người. Ông HS Kim, chủ tịch công ty Visual Display của Samsung cho biết: “thông qua màu sắc sắc nét và trung thực hơn, hệ thống âm thanh được cải thiện, chiếc TV này giúp người xem cảm thấy họ như một phần của hình ảnh”.

N.Tr

Tags:

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video