Quy trình đào tạo tiếp viên hàng không

Sử dụng cửa thoát hiểm là bài học bắt buộc với mọi tiếp viên. Đây đồng thời là một trong những lớp học ồn ào nhất trong các trung tâm huấn luyện bay. Trong ảnh, một nữ tiếp viên tương lai đang thực hành với mô hình cửa thoát hiểm. Sau khi có tín hiệu, cô sẽ thông báo cho tất cả mọi người trên máy bay về tình hình rồi mở cửa trong lúc còi báo động vang lên và chỉ dẫn hành khách ra khỏi máy bay theo lối thoát hiểm.

Các tiếp viên hàng không tương lai được đào tạo trong những phòng học được mô phỏng theo mô hình của máy bay nhằm giúp họ làm quen với không gian làm việc. Ngoài việc học về cách thức phục vụ hành khách và điều khiển hệ thống trong khoang khách, bài học đầu tiên các tiếp viên phải học là cách ăn mặc và trang điểm. Từ kiểu tóc cho đến cách dùng son, phấn… của họ phải tương đồng với hình ảnh mà hãng hàng không hướng tới. Đồng thời, cách đi lại với vali cũng là bài học quan trọng.

Thông thường, các tiếp viên phải thực hành bài học này hàng trăm lần nhằm làm quen với cách xử lý các tình huống nguy cấp. Mọi nút điều khiển trong lớp học đều giống với thực tế để học viên làm quen và thành thạo cách sử dụng. Không chỉ có vậy, âm thanh trong máy bay và tiếng ồn từ môi trường bên ngoài khi mở cửa đều giống thật.

Không chỉ biết cách trò chuyện và giúp hành khách sử dụng các thiết bị an toàn trên máy bay, học viên phải nắm rõ phương pháp trấn an và khuyến cáo hành khách tuân theo chỉ dẫn trong trường hợp máy bay gặp nạn. Trong ảnh, nữ tiếp viên đang hướng dẫn hành khách đeo dây an toàn và xử trí trong trường hợp mặt nạ khí oxy được thả xuống.

Tiếp nối quy trình xử lý tình huống khẩn cấp, tiếp viên hàng không phải học cách thoát khỏi máy bay bằng hệ thống cầu trượt. Họ thậm chí phải học bơi để trợ giúp hành khách trong trường hợp cần thiết. Các bài học về xử lý tai nạn luôn được cập nhật và các tiếp viên hàng không chuyên nghiệp phải học lại định kỳ. Mục tiêu cuối cùng là giúp họ không bỡ ngỡ trước mọi tình huống có thể xảy ra trên không.

Không chỉ tiếp viên, các phi công cũng được đào tạo kỹ lưỡng và trải qua những bài kiểm tra định kỳ trong các thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay. Mỗi thiết bị kiểu này có giá lên tới vài chục triệu USD. Ảnh chụp tại trung tâm huấn luyện của AirAsia, một trong những trung tâm huấn luyện bay quy mô nhất Đông Nam Á.

Bên trong thiết bị mô phỏng buồng lái, giống hoàn toàn với thực tế. Thiết bị này còn cho phép phi công thiết lập các thông số để điều khiển trong nhiều loại địa hình và kiểu thời tiết khác nhau. Theo AirAsia, các tiếp viên và phi công của họ luôn được đào tạo kỹ lưỡng và kiểm tra định kỳ về các tiêu chuẩn an toàn hàng không.

Theo Zing

Tags:

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video