Phóng vệ tinh của châu Âu nghiên cứu Mặt Trời

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết nước này đã phóng thành công vệ tinh thuộc sứ mệnh Proba-3 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vào ngày 5/12.
Tên lửa đẩy mang theo các vệ tinh trong sứ mệnh Proba-3 rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Sriharikota, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, ngày 5/12/2024. Ảnh: ANI/TTXVN

Vụ phóng được thực hiện tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Sriharikota, bang Andhra Pradesh của Ấn Độ.

Trước đó, hôm 4/12, ngay trước khi cất cánh, ISRO đã phải hoãn vụ phóng theo yêu cầu của ESA, do phát hiện bất thường trong hệ thống đẩy vệ tinh. Sứ mệnh trên được phóng nhờ tên lửa PSLV-C59, có tổng tải trọng khoảng 320 tấn. Đây là tên lửa đẩy đầu tiên của Ấn Độ có các tầng nhiên liệu lỏng được sử dụng từ năm 1994 để đưa vệ tinh và các tải trọng khác nhau vào không gian.

Tên lửa sẽ đưa các vệ tinh trong sứ mệnh Proba-3 vào quỹ đạo hình elip, với điểm cao nhất lên tới 60.000 km, trước khi hạ xuống chỉ còn 600 km so với Trái Đất. Quỹ đạo đặc biệt này cho phép 2 vệ tinh hoạt động và bay theo đội hình trong không gian trong suốt 6 giờ, nhờ đó giảm tác động của lực hấp dẫn và tiết kiệm nhiên liệu cho việc hiệu chỉnh vị trí.

Proba-3 bao gồm hai vệ tinh: Coronagraph (310 kg) và Occulter (240 kg). Hai tàu vũ trụ này sẽ bay song song, duy trì đội hình chính xác để nghiên cứu vành corona (vành nhật hoa), lớp khí quyển bên ngoài của Mặt Trời. Theo ESA, vành nhật hoa có nhiệt độ cao hơn nhiều so với bề mặt Mặt Trời và là nơi sinh ra các cơn bão Mặt Trời, một lĩnh vực nghiên cứu có tầm quan trọng lớn cả về khoa học lẫn thực tiễn.

Proba-3 là sứ mệnh quốc tế có sự đóng góp của 14 quốc gia, trong đó Bỉ đóng góp tài chính nhiều nhất. Nhiều công ty và nhà khoa học Bỉ cũng tham gia vào sứ mệnh. Các nhà khoa học hy vọng Proba-3 sẽ thành công và là bước ngoặt quan trọng trong việc khám phá và nâng cao hiểu biết về vũ trụ.

 

Theo Báo Tin tức

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video