Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Sẽ kiểm toán toàn diện doanh nghiệp nông nghiệp

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, năm 2018 sẽ là năm cao điểm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp. Sang năm 2019, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp để báo cáo Quốc hội.

[caption id="attachment_72500" align="aligncenter" width="600"] Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị trực tuyến Sơ kết tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.[/caption]

Chậm…vì ngại đổi mới và thiếu quyết liệt

Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về triển khai các giải pháp đổi mới, sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, sau 3 năm triển khai đã có bước tiến dài với nhiều kết quả. Kể từ khi có Hội nghị sơ kết vào tháng 7/2016, Chính phủ, Ban chỉ đạo đổi mới đã đặc biệt quan tâm, bởi nằm trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Đồng thời, lâm nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt, liên quan tới 41 tỉnh thành và hàng triệu lao động trên cả nước.

Cho đến nay, hầu hết các địa phương đã được phê duyệt đề án, cụ thể là 40/41 địa phương, bao gồm cả địa phương có đề án cổ phần hoá, giữ lại 100% vốn Nhà nước, chuyển đổi Cty TNHH 2 thành viên...

“Sau sắp xếp, đổi mới, kinh tế nhiều địa phương đã phát triển hơn hẳn, đất đai quản lý tốt hơn, đất giao về địa phương nhiều hơn. Đặc biệt, giải quyết tốt vấn đề đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phg đã sử dụng đất đai theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các công ty. Các công ty nông lâm ngư trường như Tập đoàn cao su, TCT lâm nghiệp, CTy CP cao su Bình Dương, CTy CP chè…đều có bước tiến mới”, Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhận, quá trình thực hiện công tác sắp xếp chuyển đổi vẫn còn nhiều khó khăn, tồn đọng. Nhiều công ty nông, lâm nghiệp đang trong quá trình sắp xếp thì vướng mắc ở đo đạc đất đai, xác định giá trị doanh nghiệp, nhất là giá trị vườn cây do diện tích lớn ở địa bàn khó khăn, phát sinh công nợ khó đòi với các hộ gia đình, có doanh nghiệp như Tổng công ty Cà phê Việt Nam nợ khó đòi, quá thu hiện nay lên tới 380 tỷ đồng mà chưa có hướng xử lý.

“Một số địa phương thực hiện sắp xếp, đổi mới còn rất chậm. Tới nay, mới cổ phần hoá được 10/102 công ty, chỉ chiếm 19,6%, chuyển được 12/38 công ty sang công ty TNHH hai thành viên, đạt 31,28%, mới phê duyệt giải thể 11/28 công ty, đạt 39,2%, thực tế chưa công ty nào hoàn thành giải thế”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, sự chậm trễ kể trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là vấn đề phức tạp liên quan tới đất đai qua nhiều thời gian lịch sử, vấn đề cơ chế, tổn đọng tài chính kéo dài quá các thời kỳ.

Nhưng Phó Thủ tướng cũng khẳng định nguyên nhân chủ quan mới là chủ yếu, bởi nhiều doanh nghiệp tích cực đã làm được, nhiều địa phương phức tạp cũng đã làm tốt. Nhưng nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt, tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc đặc biệt về vấn đề công nợ. 

“Chúng ta thiếu vắng sự tổ chức chỉ đạo và phối hợp ở địa phương, bên cạnh đó, bộ phận một số người đứng đầu còn ngại đổi mới, vẫn duy trì mô hình hành chính, bao cấp như trước đây nên không chủ động làm, nếu chủ động mọi thiếu xót sẽ phơi ra hết. Bên cạnh đó, một số mô hình mới còn khó khăn trong triển khai, ví dụ mô hình CTy TNHH 2 thành viên”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Kiểm toán toàn diện năm 2019

Nhấn mạnh ý nghĩa của sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp có tác động lớn tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới hoạt động DNNN và cuộc sống của hàng triệu người dân, Phó Thủ tướng nêu rõ: “Năm 2018 phải là năm cao điểm hoàn thành sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty này theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị. Năm 2019, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn diện hoạt động của các công ty để biết ai làm tốt, vướng mắc gì, trách nhiệm ở đâu để báo cáo Quốc hội”.

[caption id="attachment_72499" align="aligncenter" width="600"] Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết sẽ kiểm toán toàn bộ doanh nghiệp tiến hành sắp xếp đổi mới vào năm 2019.[/caption]

Để hiện thực mục tiêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN&PTNT, Ban chỉ đạo đổi mới tiến hành thường xuyên kiểm tra đôn đốc đổi mới các cty nông lâm nghiệp.

“Cần đi sâu vào từng chuyên đề đẻ kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về đất đai, nợ đọng công và nợ đọng tổ chức tín dụng, vướng mắc trong cổ phần CTy TNHH 2 thành viên… có giao ban cụ thể, với sự tham gia củ các bộ ngành. Làm sao kêu gọi được các đối tác gắn bó với ngành nông nghiệp," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó sớm tham mưu cho thủ tướng đề xuất phê duyệt phương án của các địa phương trong tháng 11/2017 này.Tổng hợp định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với bộ Tài nguyên môi trường, Phó tủ tướng yêu cầu cần có giao ban chuyên đề vấn đề đất đai các địa phương. “Vướng mắc thế này chúng ta không quyết tâm đi làm thì sẽ còn khó khăn lắm. Vướng mắc trong từng vấn đề như phương án sử dụng đất, tranh chấp, liên kết hợp tác đầu tư…phải có phương án giải quyết từng trường hợp, không thể nói chung chung được là doanh nghiệp ở đâu, doanh nghiệp nào, trách nhiệm địa phương. Chúng tôi rất lo ngại việc này”, Phó Thủ tướng nói.

Đôn đốc, tiến hành quy hoạch nhận bàn giao đất cho các công ty nông nghiệp và có phương án sử dụng đất sau khi được giao về các địa phương.. kịp thời nắm bắt nhu cầu các địa phương, hướng dẫn địa phương cập nhật tình hình dữ liệu đất đai.

Với bộ Tài chính, Phó Thủ tướg đề nghị xem xét kịp thời có văn bản gửi các tỉnh nói về trách nhiệm các địa phg, đơn vị có nhu cầu mà còn nguồn phải báo cáo. Hướng dẫn địa phương tính vốn nhà nước khi hình thàn Cty TNHH 2 thành viên.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video