Phát triển kinh tế bền vững: Làm sao vượt qua thách thức?

Việc phát triển kinh tế theo mô hình bền vững là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Nhưng mô hình này lại đặt ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển cả về tư duy lẫn hành động. Vậy làm sao để vượt qua và đạt mục tiêu phát triển “kinh tế xanh”?

Thách thức tư duy lẫn hành động

Phát biếu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam lần thứ III, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khẳng định: Vấn đề phát triển bền vững tại Việt Nam đang bị thách thức từ tư duy đến thực tiễn hành động.

[caption id="attachment_40196" align="aligncenter" width="588"]Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam không yên lòng về phát triển bền vững tại Việt Nam[/caption]

Theo đó, Phó Thủ tướng không yên lòng về các chỉ số phát triển bền vững tại Việt Nam. Khái niệm phát triển bền vững tại Việt Nam trên lý thuyết tốt đẹp, nhưng thực tế, nó nhận được sự tham gia rất ít của cộng đồng từ Nhà nước, doanh nghiệp, đến người dân.

“Tôi có rất nhiều chức. Riêng các ủy ban liên ngành có tới 20 chức, mặc dù tôi từ chối nhiều. Có nhiều chức rất khó nhưng chức làm tôi không yên lòng nhất là chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Mà đặc biệt tôi càng không yên lòng khi đọc khái niệm phát triển bền vững.” 

Lý do được Phó Thủ tướng đưa ra là bởi phát triển bền vững đặt ra yêu cầu đáp ứng nhu cầu hôm nay nhưng lại không ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai. Vì vậy, Phó Thủ tướng tha thiết mong muốn: Các cơ quan của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là doanh nghiệp, nếu làm việc gì đó hãy cùng nhau làm, dù việc đó dẫu không hề mới nhưng phải có quyết tâm mới.

“Làm sao để Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành phải làm ít việc đi. Chính phủ hãy làm những việc thực sự cần thiết là tạo môi trường. Những gì doanh nghiệp, xã hội làm được, Chính phủ không cần làm. Chính phủ không nên ôm đồm nhiều”. – Phó thủ tướng chia sẻ.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chính phủ cần đẩy mạnh tái cơ cấu thực sự và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hiện, nhiều doanh nghiệp nhà nược gọi là cổ phần hóa nhưng chỉ được vài phần trăm chứ không thể thay đổi bản chất quản trị và phát triển. “Chính phủ quyết tâm làm cho các đơn vị sự nghiệp này tự chủ, hạch toán thu chi rõ ràng để không còn bao cấp, không còn chủ quản. Việc này rất khó khăn. Muốn làm được việc này phải làm nhiều thứ và có một thứ liên quan đến doanh nghiệp”. – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng chỉ ra những thách thức đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện tại khi phát triển kinh tế bền vững.

Những thách thức được chỉ rõ trong trình bày của Bộ trưởng về kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Việt Nam. Theo đó, biến đổi khí hậu đặt ra cho nhân loại một quyết định quan trọng giữa việc phát triển mô hình bền vững hay không bền vững.

[caption id="attachment_40200" align="aligncenter" width="588"]Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà[/caption]

“Nếu tiếp tục đi theo mô hình phát triển không bền vững, thì cha ông sẽ để lại cho thế hệ tương lai một đất nước vô cùng nghèo nàn, thiếu hụt tài nguyên và vô cùng nhiều những vấn đề”. – Bộ trưởng nêu rõ.

Do đó, theo Bộ trưởng Hà, cần thống nhất thay đổi tư duy phát triển, chuyển sang mô hình tăng trưởng theo hướng “xanh”. Hướng mà chúng ta chú trọng vào đầu tư tự nhiên, giảm rác thải, sử dụng nguồn năng lượng mới và dựa vào kinh tế tri thức.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chúng ta đang trên đích của cuộc cách mạng lần thứ IV ưu tiên sự phát triển của các ngành công nghệ cao. Tuy nhiên mô hình doanh nghiệp Việt còn nhỏ bé, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn. Vì vậy, đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với chúng ta.

Giải pháp sáng tạo

Để vượt qua được những thách thức đó, nắm bắt lấy cơ hội đạt mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần có sự sáng tạo để phát triển bền vững. Trong đó, xu thế liên doanh, liên kết là tất yếu. Đặc biệt, sáng tạo phát triển theo mô hình bền vững để cứu trái đất.

Đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển kinh tế bền vững. Bộ trưởng đưa ra các giải pháp cụ thể, liên kết mạnh mẽ để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, lấy tri thức khoa học công nghệ là nền tảng. Bên cạnh đó, cần có xu hướng cởi mở trong phát triển.

Cùng “hiến kế” cho mục tiêu phát triển bền vững, bà Kristan Shoultz – Quyền điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng: Cần chấm dứt tư duy phát triển cục bộ. Bởi phát triển bền vững yêu cầu sự liên kết phối hợp, đòi hỏi những nỗ lực sáng tạo đa ngành.

[caption id="attachment_40199" align="aligncenter" width="588"]Bà Kristan Shoultz- Quyền điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn Bà Kristan Shoultz- Quyền điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn[/caption]

Theo đại diện Liên Hợp Quốc, mục tiêu phát triển cần sự nỗ lực chung của Chính Phủ và toàn xã hội và sự phối hợp giữa Chính Phủ cùng nỗ lực xây dựng của xã hội. Đây là mối quan hệ quan trọng trong thời gian tới, giữa tư nhân và Nhà nước cần sự phát triển tổng hòa.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phát triển kinh doanh mô hình bền vững, đại diện Tập đoàn Vingroup đã chỉ ra những lợi ích doanh nghiệp đạt được đặc biệt khi theo mô hình phi lợi nhuận. Vingroup hiểu rằng, mô hình này sẽ mang lại nhiều giá trị và lợi ích lớn cho cộng đồng.

“Xu hướng phát triển bền vững là con đường tất yếu của một doanh nghiệp và phi lợi nhuận là xu thế phát triển chung của các doanh nghiệp xã hội hướng đến cộng đồng trên thế giới. Với những nỗ lực phát triển bền vững, kiến tạo giá trị sống mới, trong những năm qua Vingroup đã dần hình thành hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của xã hội… Doanh nghiệp còn chủ động đầu tư chiều sâu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. – Đại diện Vingroup cho biết.

Còn theo ông Trần Vũ Hoài – Phó Chủ tịch Unilever, khi tham gia vào mô hình phát triển theo hướng bền vững, bản thân doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích nhiều mặt. Cụ thể, các nhãn hàng phát triển theo mô hình bền vững đều tăng trưởng qua các năm, tiêu thụ nguồn nguyên liệu địa phương lớn và cùng với đó là đạt doanh thu ổn định. Ví dụ như riêng nhãn hàng Lipton của doanh nghiệp, nguyên liệu cho nhãn hàng này vào khoảng 30.000 tấn, tương đương 25% sản lượng chè đen Việt Nam.

“Phát triển bền vững là yếu tố quan trọng, là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh đạt doanh thu cao và bền vững, cùng với đó tạo ra nhiều tác động xã hội tích cực”. Phó Chủ tịch Unilever nhấn mạnh.

Theo Thy Hằng – Hoàng Sang DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video