Ông Trương Minh Tuấn: ‘Nhận hối lộ là nỗi nhục’

HÀ NỘI - Chiều 21/12, cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn gửi lời xin lỗi đến nhân dân, tự nhận hành vi của ông đã ảnh hưởng đến cán bộ công chức ngành thông tin truyền thông.

Tại TAND Hà Nội, không cầm tài liệu, trình bày trong 15 phút, ông Tuấn cho rằng đây là "những lời bào chữa cay đắng nhất cho biến cố bi thảm nhất trong cuộc đời".

Ông Tuấn thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật nhưng ông vẫn muốn bào chữa để nói cho rõ chứ không có nghĩa đổ tội cho người khác. "Tôi bào chữa là trên cơ sở lương tâm. Phiên toà này có thể kết thúc nhưng toà án lương tâm sẽ bám theo chúng tôi mãi mãi. Đó là điều đau khổ nhất mà tôi mang theo suốt cuộc đời".

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Ảnh: TTXVN

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Ảnh: TTXVN

Ông Tuấn cho hay mới chuyển sang Bộ Thông tin và Truyền thông từ đầu năm 2014 - lĩnh vực hoàn toàn mới và nhiều nặng nề. Sai phạm xảy ra là ngoài mong muốn của ông, nhất là việc ký quyết định 236/QĐ-BTTTT ngày 21/12/2015 phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.

Qua các ngày xét hỏi ông cũng nhận thức rõ hơn các góc khuất của vụ án mà trước kia khi đương chức ông không nhận ra. Việc MobiFone mua AVG đã sai ở nhiều khâu, các thời điểm, sai từ trên xuống dưới và điều quan trọng nhất là sai về giá mua và trình tự tiến hành dự án.

Ông cho hay là người đề xuất giao Phạm Đình Trọng (Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp) đi động viên cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ huỷ bỏ hợp đồng. Từ đó tiền của nhà nước được thu hồi một cách tốt nhất, khắc phục hậu quả tối đa.

Ông hiểu nhận hối lộ bằng bất kỳ hình thức nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào, quà biếu hay tiền đều là phạm tội. Vì thế, việc bị kết tội Nhận hối lộ là "rất xấu hổ" và "là nỗi nhục".

Việc VKS đề nghị mức án từ 8 đến 9 năm tù về tội Nhận hối lộ, ông cho rằng cũng là ở mức thấp song mong HĐXX tiếp tục xem xét giảm án.

Bào chữa cho ông Tuấn, luật sư Vũ Quy cho hay thân chủ bị động và chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Các phần việc được phân công của ông Tuấn trong dự án này đều ít quan trọng, không mang tính quyết định và "rời rạc".

Hơn nữa, ông Tuấn ký quyết định 236 và các văn bản khác có liên quan dự án luôn ở trong hoàn cảnh bị động, bắt buộc phải thực hiện với tâm trạng "nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn".

Sau phần bào chữa của ba luật sư, ông Tuấn nói đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật nên đề nghị HĐXX xem xét trong quá trình áp dụng pháp luật sau này đỡ chồng chéo, hiểu lầm. Ông mong được tha thứ để sớm trở về cống hiến, khắc phục hậu quả.

Theo Phạm Dự - Bảo Hà (Vnexpress)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video