Nông dân trồng táo Mỹ lo bị Trung Quốc trả đũa

Nông dân trồng táo ở vùng Tây Bắc của nước Mỹ đang lo ngại rằng họ có thể trở thành "nạn nhân" tiếp theo của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, như những gì đã xảy ra với những người trồng cherry ở vùng này.

Năm nay, việc Tổng thống Donald Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đã dẫn tới việc Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp thuế lên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ, trong đó có những nông sản như đậu tương và quả cherry. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho nông dân Mỹ.

"Chúng tôi muốn mâu thuẫn được giải quyết, nhưng mọi chuyện có vẻ không dễ dàng. Nên chúng tôi chỉ còn biết cố gắng cầm cự", ông Ray Norwood, Giám đốc phụ trách bán hàng và marketing của Auvil Fruit Co., một công ty trồng cherry và táo ở bang Washington, nói với phóng viên Reuters.

[caption id="attachment_105236" align="aligncenter" width="640"] Ông chủ một trang trại táo ở Washington, Mỹ kiểm tra các cây táo - Ảnh: Reuters.[/caption]

Táo là nông sản quan trọng nhất của bang Washington, đạt doanh thu 2-2,5 tỷ USD mỗi năm. Phần lớn lượng táo bang này sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, nhưng 30% được xuất khẩu và rất nhạy cảm với thuế quan.

Trung Quốc là nước sản xuất nhiều táo nhất thế giới, nhưng cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của các loại táo Mỹ như Red Delicious và Gala.

Khi xung đột thương mại Mỹ-Trung leo thang mấy tháng qua, các lô hàng cherry - một loại quả dễ hỏng - Mỹ đã bị mắc kẹt tại các cảng biển Trung Quốc và rốt cục đã bị áp thuế quan bổ sung.

Công ty Auvil sau đó đã phải giảm giá cherry và tìm thị trường thay thế. Trung Quốc vốn là một trong 3 thị trường xuất khẩu cherry lớn nhất của Auvil, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu cherry của công ty này.

Một nhà bán lẻ trái cây ở Hồng Kông cho biết mặt hàng cherry Mỹ giờ được xuất nhiều hơn sang Hồng Kông, thay vì có đích đến là Trung Quốc đại lục như trước kia. Giá cherry Mỹ bán lẻ ở chợ hoa quả nổi tiếng thuộc quận Yau Ma Tei của Hồng Kông đã giảm từ mức trung bình 50 Đôla Hồng Kông (6,4 USD)/pound xuống còn 30 Đôla Hồng Kông/pound.

Nông dân trồng táo và các đặc sản khác của Mỹ như hạnh nhân, lê, đào… đang lo ngại rằng họ sẽ "chung số phận" như những nhà trồng và xuất khẩu cherry: chật vật tìm khách hàng mới và phải hạ giá bán.

Thuế quan bổ sung của Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico khiến các loại hoa quả và hạt Mỹ trở nên đắt đỏ hơn ở các thị trường này. Các quốc gia này đều áp thuế lên hàng Mỹ để trả đũa việc chính quyền ông Trump áp thuế lên hàng hóa của nước họ.

Theo một số ước tính, ảnh hưởng trực tiếp của thuế quan lên doanh thu xuất khẩu các loại rau quả của Mỹ có thể lên tới hơn 2,6 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp Mỹ mới đây cam kết gói hỗ trợ 12 tỷ USD để giúp nông dân vượt qua tác động của thuế quan, trong đó có 1,2 tỷ USD dùng để mua các sản phẩm táo, lê, hồ trăn… Tuy nhiên, nhiều tổ chức đại diện nông dân Mỹ cho rằng mức hỗ trợ như vậy là không đủ.

Vụ thu hoạch năm nay, Mỹ dự kiến đạt sản lượng 4,7 triệu tấn táo, trong đó bang Washington chiếm khoảng 60%. Các nhà trồng táo Mỹ lo rằng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường táo toàn cầu, thì đến khi chiến tranh thương mại kết thúc, họ đã mất chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc rồi.

Theo Bình Minh Vneconomy

Tags:

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video