Nới “trần” giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất bỏ giới hạn theo tháng

Doanh nghiệp mong muốn được sử dụng số giờ làm thêm linh hoạt giữa các tháng, vì nếu khống chế giờ làm theo tháng, giờ làm thêm của tháng ít đơn hàng không thể chuyển sang tháng nhiều đơn hàng.

Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét điều chỉnh số giờ làm thêm, "nới trần" từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng, mở rộng mức trần 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

Nới “trần” giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất bỏ giới hạn theo tháng - Ảnh 1.

Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét điều chỉnh số giờ làm thêm, "nới trần" từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng, mở rộng mức trần 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đề xuất này là giải quyết khó khăn về nhân lực của doanh nghiệp do dịch bệnh. Với mức trần mới, doanh nghiệp có thể thỏa thuận tăng thời lượng làm thêm giờ với người lao động, vừa để phục hồi sản xuất, làm bù thời gian buộc phải dừng việc, vừa để tăng thu nhập cho người lao động.

Theo ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, tổng công ty có trên 12.000 lao động làm việc tại các công ty, xí nghiệp thành viên ở 8 tỉnh, thành phố.

Trước và đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Số công nhân bị F0 tăng cao, có thời điểm, có đơn vị có đến 70% công nhân bị F0 phải nghỉ việc từ 10-14 ngày.

"Từ sau Tết đến giờ, bình quân các xí nghiệp, phân xưởng, số người lao động F0 đã chiếm khoảng 40%. Nhiều công nhân F0 phải nghỉ cả chục ngày, các dây chuyền, năng suất đều giảm tới 50-70% khiến các đơn hàng bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp đã phải làm việc lại với nhiều đối tác để xin kéo dài thời gian giao hàng”, ông Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ. 

Vì vậy, doanh nghiệp cho rằng, tăng giới hạn giờ làm thêm lúc này chính là một giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp tăng tốc, bù lại những khoảng thời gian đã bị thiếu hụt vừa qua.

Đồng quan điểm, ông Zhang Jian Hua, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Goertek Vina cho biết, vào những thời gian ít đơn hàng, công ty không cần công nhân tăng ca. Trong khi, nhiều thời điểm có nhiều đơn hàng cần gấp số thời gian tăng ca lại không đủ.

Nới “trần” giờ làm thêm: Doanh nghiệp đề xuất bỏ giới hạn theo tháng - Ảnh 2.

Tăng giới hạn giờ làm thêm lúc này chính là một giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp tăng tốc, bù lại những khoảng thời gian đã bị thiếu hụt vừa qua.

“Do đó, doanh nghiệp mong muốn có thể sử dụng số giờ làm thêm linh hoạt giữa các tháng, vì nếu khống chế giờ làm theo tháng, giờ làm thêm của tháng ít đơn hàng không thể chuyển sang tháng nhiều đơn hàng", Phó tổng giám đốc Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Goertek Vina đề xuất.

Ông Zhang Jian Hua cũng cho biết bản thân doanh nghiệp đã có các phương án chuẩn bị để đảm bảo quyền lợi của người lao động nếu Chính phủ đồng ý điều chỉnh giờ làm thêm từ 300 giờ lên 400 giờ/năm.

Được biết, mong muốn tăng giờ làm thêm không chỉ xuất phát từ phía doanh nghiệp, mà phần lớn lao động trẻ tại các công ty đều muốn được tăng giờ làm thêm trong điều kiện sức khỏe cho phép.

Theo Thy Hằng (Diễn đàn doanh nghiệp)

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video