Nikkei: Samsung cân nhắc dời dây chuyền PC sang Việt Nam

Động thái này của Samsung được cho nhằm tối ưu chi phí. Họ cũng có kế hoạch dời toàn bộ dây chuyền sản xuất máy tính khỏi Trung Quốc.

Nhà máy của Samsung tại Tô Châu, Trung Quốc sẽ đóng cửa ngay trong tháng này, các dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển dần thành trung tâm nghiên cứu phát triển, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review. Samsung đã thông báo với các công nhân tại nhà máy và bắt đầu cắt giảm số việc làm từ tháng 7.

Samsung dong cua nha may trung quoc anh 1

Nhà máy Samsung tại Tô Châu, Trung Quốc. Ảnh: Samsung.

Theo Nikkei, Samsung sẽ tính toán chuyển các công việc lắp ráp máy tính về những nhà máy tại Việt Nam. Người đại diện của Samsung cho biết quyết định đóng nhà máy Trung Quốc là để tối ưu chi phí.

Samsung Electronics Tô Châu, công ty được Samsung lập ra để quản lý nhà máy này, thành lập năm 2002. Các máy tính được Samsung sản xuất tại đây chủ yếu xuất khẩu đi Hàn Quốc, Bắc Mỹ và bán tại Trung Quốc.

Theo báo chí Hàn Quốc, vào đợt cao điểm nhà máy Tô Châu có tới 6.500 nhân công. Hiện nay, số người còn làm việc tại đây chỉ còn 1.700 người.

Theo số liệu của Gartner, số lượng máy tính bán ra trong năm qua đã tăng 0,6%, đạt 261,23 triệu máy. Công ty Lenovo của Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu thị trường máy tính với 24,1% thị phần. HP đứng thứ hai với 22,2% thị phần.

Đứng sau đó là những cái tên như Dell, Apple, Acer và Asus. Thị phần của Samsung như vậy sẽ chỉ khoảng dưới 10%.

Nikkei cho rằng ở thị trường máy tính, thị phần có liên hệ trực tiếp tới lợi nhuận. Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đã rời thị trường này khi không còn chiếm thị phần lớn. Samsung sẽ tiếp tục làm máy tính, nhưng cần giảm chi phí bằng cách thay đổi nhà máy sản xuất.

Samsung dong cua nha may trung quoc anh 2

Vào năm 2019, Samsung cũng đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của mình tại Trung Quốc ở Huệ Châu. Ảnh: SCMP.

Samsung cũng từng vận hành tới 3 nhà máy sản xuất smartphone tại Trung Quốc. Vào thời hoàng kim, tổ hợp nhà máy Samsung ở Huệ Châu, phía bắc đồng bằng sông Châu Giang, là khu vực sản xuất công nghiệp lớn nhất mà tập đoàn Hàn Quốc từng xây dựng. Nơi này cung cấp 1/5 tổng số điện thoại bán tại Trung Quốc năm 2011.

Tuy nhiên, tới cuối năm 2019 cả 3 nhà máy này đã đóng cửa. Các dây chuyền sản xuất smartphone đã được chuyển dần sang nhà máy tại Việt Nam hoặc cho các công ty gia công.

Theo Zing

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video