Những kiến nghị của EuroCham trong sách Trắng 2016 đối với Việt Nam
Các vấn đề và kiến nghị chính được Sách trắng 2016 đưa ra bao gồm: Việc nâng cao đời sống nhân dân, đề xuất gia tăng lựa chọn cho người tiêu dùng, yêu cầu hành chính, thực thi khuôn khổ pháp lý và vấn đề tiếp cận thị trường.
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tại Việt Nam vừa công bố Sách trắng 2016 – Các vấn đề thương mại/đầu tư và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu vào sáng 2/3. Đây là năm thứ 8, EuroCham tổ chức sự kiện này.
[caption id="attachment_13650" align="aligncenter" width="588"]
Những kiến nghị này được các doanh nghiệp Châu Âu đưa ra với mong muốn Chính phủ Việt Nam cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh của mình.
Sách Trắng 2016 đề cập tới các vấn đề then chốt của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tới Chính phủ Việt Nam.
Các vấn đề và kiến nghị chính được Sách trắng 2016 đưa ra bao gồm: Việc nâng cao đời sống nhân dân, đề xuất gia tăng lựa chọn cho người tiêu dùng, yêu cầu hành chính, thực thi khuôn khổ pháp lý và vấn đề tiếp cận thị trường.
Về vấn đề nâng cao đời sống như việc tiếp cận dịch vụ y tế, dược phẩm an toàn, năng lượng điện, theo EuroCham, Việt Nam cần đảm bảo việc tạo dựng sân chơi bình đẳng trong hoạt động đấu thầu công thông qua sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài, thay vì chỉ dựa vào các đối tác trong nước – tương tự như sân chơi bình đẳng mà các quốc gia ASEAN khác đã tạo ra. Sân chơi bình đẳng sẽ giúp cơ quan mua sắm có thêm nhiều sự lựa chọn về giá cả và chất lượng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác mua sắm sử dụng ngân sách Nhà nước và các quỹ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, cần có sự tham gia mạnh mẽ vào hoạt động nâng cấp thiết bị y tế dưới hình thức đào tạo cán bộ y tế và xây dựng một văn bản chính thức, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý sản xuất và lưu thông thiết bị y tế.
Thêm vào đó, việc giải quyết thành công những vấn đề như: an toàn thực phẩm, xuất khẩu sản phẩm gia công cao cấp (không chỉ đơn thuần là hàng hóa), đa dạng hóa sản phẩm, thương mại hóa phụ phẩm và sử dụng đúng đắn thuốc trừ sâu, kháng sinh và phân bón…… cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa đến các quy định về nhãn mác và vấn đề thương mại hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Về những vấn đề giúp gia tăng lựa chọn cho người tiêu dùng như ngành rượu vang và rượu mạnh, ôtô, xe máy, các thành viên sản xuất rượu của EuroCham quan ngại về những điều chỉnh bổ sung đối với thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung được thảo luận tại kỳ họp thứ 10 khóa 13 của Quốc hội. EuroCham cho rằng việc duy trì hệ thống hiện tại theo tất cả các thông lệ quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
EuroCham đề xuất các cơ quan hữu quan xem xét vấn đề này trong quá trình sửa đổi, ban hành Luật sửa đổi hoặc Luật mới về thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với ngành ôtô, EuroCham kiến nghị phải đưa ra cam kết với mục tiêu loạt bỏ tất cả các loại thuế quan đối với ôt (xe sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và xe lắp ráp trong nước bằng linh kiện nhập khẩu). Nếu điều này không khả thi, EuroCham kiến nghị giảm dần ngay lập tức và theo hình thức tương hỗ tất cả các loạt thuế quan theo lộ trình rõ ràng.
Về khung pháp lý, EuroCham kiến nghị Chính phủ Việt Nam thúc đẩy nỗ lực đảm bảo bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ để có thể phát triển các ngành công nghệ cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài, chấm dứt tình trạng hang giả nguy hiểm trong các lĩnh vực như nông nghiệp và dược phẩm.
Các thành viên của EuroCham cho biết, trên thực tế, việc công nhận và thực hiện các phán quyết của trọng tài nước ngoài thông qua tòa án Việt Nam là hết sức khó khăn. Những khó khăn chính bao gồm việc đảo ngược trách nhiệm chứng minh trong trường hợp có đơn kháng án đối với hồ sơ xin công nhận và thực hiện pháp quyết, và việc tòa án Việt Nam từ chối hồ sơ trên sơ cở những lý do không phù hợp với công ước New York năm 1958. Bên cạnh đó, việc áp dụng khung quản trị doanh nghiệp chi tiết và chặt chẽ hơn hơn sẽ tạo điều kiện cho sự chuyển đổi sang văn hóa quản trị doanh nghiệp mang tính tuân thủ cao hơn theo chuẩn mực của thong lệ kinh doanh.
Để tăng tường sức cạnh tranh của Việt Nam, EuroCham đề xuất Chính phủ nên thực hiện một số chính sách như áp dụng xử phạt hành chính đối với việc vi phạm các quy định về thuế. Ngoài ra, trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do quốc tế như EVFTA và TPP được thỏa thuận, ký kết và triển khai, tình trạng kết nối internet không ổn định với nước ngoài như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến lòng tin và uy tín của doanh nghiệp nước ngoài. Do đó họ không thể đầu tư kinh doanh một cách bền vững tại Việt Nam.Việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý lao động sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu lao động có tay nghề, thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo đà cho việc chuyển giao tri thức và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung.
EuroCham cũng kiến nghị áp dụng chính sách thị thực linh hoạt và đơn giản hơn hông qua việc mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực và áp dụng cơ chế thị thực điện tử thực sự, nhằm cung cấp thị thực trực tuyến cho du khách, để họ có thể tự in ra và làm thủ tục khi nhập cảnh. EuroCham cũng cho rằng, Việt Nam nên tang mức thời gian miễn thị thực nên tang lên 30 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay.
Khi EVFTA chính thức có hiệu lực, chắc chăn quan hệ thương mại của 2 bên chắc chắn sẽ tăng mạnh mẽ hơn trong bối cảnh ngày càng tăng như hiện nay. Các thành viên EuroCham đề xuất Chính phủ nên xem xét xây dựng một cảng container nước sâu hiệu quả để đáp ứng nhu cầu hoạt động thương mại này. Việc phụ thuộc vào các cảng tại TP.Hồ Chí Minh như hiện nay không mang tính bền vững về mặt thương mại và khai thác.
Theo DĐDN