Những điều ít biết về "Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn

Ưa thích dùng hàng Việt Nam, thường từ chối chụp ảnh với logo thương hiệu, ông chủ IPP là một trong những doanh nhân sở hữu nhiều siêu xe triệu đô nhưng lại chẳng mấy khi sử dụng.

Johnathan Hanh Nguyen x4

Là ông chủ của đế chế phân phối hàng hiệu tại Việt Nam, nhưng Johnathan Hạnh Nguyễn không mặc đồ đắt tiền trong ngày làm việc bình thường của mình. Tại trụ sở, ông vẫn giữ thói quen đi dép lê, mặc áo sơ mi ngắn tay kiểu dáng đơn giản, bỏ cúc trên cùng.

Chỉ khi đến sự kiện, người nhà ông chủ IPP mới mặc đồ hàng hiệu, bởi tính chất công việc và cũng là yêu cầu của người làm nghề bán hàng cao cấp.

Ông luôn từ chối chụp ảnh với logo của một thương hiệu thời trang ở phía sau, bởi "không muốn các đối tác khác phiền lòng". Quy tắc này không được áp dụng với gia đình ông bởi vua hàng hiệu tôn trọng sở thích của vợ con. Ông cũng cho rằng, dù mình là người Việt, thích mặc quần áo Việt Nam, nhưng tiêu dùng quốc gia không thể chỉ gói gọn trong sản phẩm “made in Vietnam”.

“Nếu chúng ta chỉ dùng hàng Việt thì những người có tiền họ đi ra nước ngoài mua sắm hết. Tiêu dùng có phân khúc rõ ràng rồi. Tất cả các nước trên thế giới, nghèo hay phát triển đều chú ý đến phát triển du lịch. Khách đến chúng ta mà không có gì để họ mua sắm, thì họ không quay lại nữa”, Hạnh Nguyễn chia sẻ.

Ông trùm hàng hiệu ở hữu nhiều siêu xe trong garage, như Rolls Royce hay Maybach… Nhưng gia đình ông không ai sử dụng số xe này để đi làm hoặc đi chơi mà chỉ để đón tiếp đối tác hoặc đi dự sự kiện.

Việc kinh doanh hàng hiệu của doanh nhân này thực hiện theo quy luật: giữ giá trong 4 tháng. Theo đó, hàng hiệu nhập về sẽ chỉ được bán nguyên giá trong vòng 4 tháng đầu, với mục tiêu tiêu thụ khoảng 30-40%. Sau 4 tháng, hàng sẽ bán giảm giá, tỷ lệ chiết khấu từ 10-90% nhằm thu hồi vốn nhanh, mở rộng mạng lưới khách hàng.

IPP giờ đây chưa lên sàn, và trong thời gian ngắn tới, chắc chắn cũng chưa lên sàn. Với Chủ tịch IPP, "công ty gia đình sẽ quyết dễ hơn". Lý do được vị này đưa ra là áp lực của cổ đông lên ban điều hành khi nhìn giá cổ phiếu. Một mục tiêu ngắn hạn về giá chứng khoán có thể phá vỡ mọi kế hoạch của IPP, bởi quá khứ đã chứng minh, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ thành công khi đầu tư dài hạn.

Bên cạnh biệt danh vua hàng hiệu, vài năm gần đây, ông chủ IPP còn được giới truyền thông gọi bằng tên “bố chồng Hà Tăng” hay “chồng nữ diễn viên Thuỷ Tiên”. Ông cho rằng đó là cách nhìn nhận thiếu công bằng, vì 30 năm sự nghiệp của ông tạo nên danh tiếng cho cái tên Hạnh Nguyễn, chứ không phải vì những vấn đề riêng tư khác.

Nhưng “đó là những người thân của tôi”, nên “bố chồng Hà Tăng” dù không muốn cũng không thể phủ nhận biệt danh này.

Theo Trí Thức Trẻ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video