Những “chiêu” giảm chi phí bản quyền phần mềm cho doanh nghiệp
Trong tuần đầu tháng 7, các cơ quan chức năng đã có cuộc kiểm tra một số doanh nghiệp về việc sử dụng phẩn mềm. Kết quả là các doanh nghiệp này đều sử dụng phần mềm không bản quyền.
[caption id="attachment_5216" align="aligncenter" width="700"]
Thế nhưng việc đầu tư bản quyền cho cả một doanh nghiệp là khoản chi phí không hề nhỏ. Đối với những phần mềm chuyên dụng thì phí bản quyền còn cao hơn tiền mua phần cứng. Chính vì thế, để đảm bảo cho yêu cầu công việc, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các phần mềm không có bản quyền.
Hậu quả của hành động này bên cạnh việc sẽ bị phạt hành chính. Việc sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng do phải gỡ bỏ phần mềm vi phạm và liên lạc với bên sở hữu bản quyền để xử lý các vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, vẫn có các giải pháp để doanh nghiệp có thể hạn chế được các chi phí cho bản quyền phần mềm của mình.
Một ứng dụng khác thay thế
Nếu nói về phần mềm nào bị sử dụng không bản quyền nhiều nhất thì câu trả lời chính là Windows và Office của Microsoft. Việc thay thế Office hiện nay không phải quá khó. Đã có rất nhiều hãng khác tạo ra các phần mềm miễn phí, dung lượng thấp nhưng vẫn đầy đủ các chức năng của Word hay Excel.
[caption id="attachment_5218" align="aligncenter" width="700"]
Ví dụ như WPS Office. Đây là bộ ứng dụng cung cấp 3 phần mềm tương ứng với Word, Excel và Power Point. Nếu so sánh bộ ứng dụng này chỉ có 56 MB cho file cài đặt với hơn 600MB của Office 2013 thì có thể thấy ngay các ứng dụng này sẽ không gây tốn quá nhiều tài nguyên phần cứng, máy yếu cũng có thể chạy tốt.
Mặc dù có dung lượng cài đặt thấp nhưng cả ba ứng dụng Writer, Spreadsheets và Presentation vẫn có đầy đủ các chức năng cơ bản của bộ Office. Một phần mềm khác cũng được rất nhiều người sử dụng là Outlook thì giải pháp thay thế là Thunderbird mail của Mozilla. Ứng dụng thư điện tử này thậm chí có nhiều đặc điểm tốt hơn cả Outlook như khả năng tự nhận cấu hình thư điện tử đối với các công ty sử dụng gmail với tên miền của mình.
Hệ điều hành có vẻ là cái khó thay thế nhất hiện nay. Do phần đông người dùng đều đã quen với Windows nên để chuyển sang Linux. Thế nhưng trong một số doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty phần mềm hoặc có một hệ thống máy tính lớn, họ đều sử dụng linux cho phần đông các máy tính.
Một phần lý do đây là hệ điều hành miễn phí, lý do khác là hệ điều hành này cũng đầy đủ chức năng như Windows. Ngoài ra, đây cũng là hệ điều hành được nhiều lập trình viên yêu thích.
Chọn mua một phiên bản rẻ hơn
Nếu như Windows 10 Pro hiện hay có giá khoảng gần 200 USD thì một cách khác đối với doanh nghiệp là chọn mua các phiên bản Windows cũ như Win 7 phiên bản Home với giá khoảng 40 USD.
Như vậy, nếu mua cho 10 máy tính, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ.
Tương tự, vậy cho Microsoft Office. Một bộ Office Professional bình thường mà nhiều người dùng hay cài đặt không bản quyền có giá 400 USD. Tuy nhiên bộ Office 365 cho sinh viên có thể hoạt động trực tuyến trên mọi thiết bị với đầy đủ các chức năng như Office Pro hiện nay được Microsoft bán tại Việt Nam với giá 1,5 triệu đồng cho 4 năm sử dụng. Lựa chọn này tốt hơn nhiều so với mua phiên bản đầy đủ.
[caption id="attachment_5217" align="aligncenter" width="700"]
Tuy nhiên, mặt trái của việc mua các phiên bản giá thấp đó là chấp nhận mất đi một số chức năng. Khi so sánh hai phần mềm là Photoshop CC 2015 và Photoshop Element 13, người dùng sẽ thấy phiên bản Element mất đi một nửa số công cụ bình thường. Ngoài ra, tính tiện dụng của phần mềm này cũng không bằng được Photoshop CC. Tất nhiên điều này là đúng vì mức giá của hai phần mềm chênh nhau khá nhiều.
Chỉ dùng thử hoặc mua theo tháng
Đây là giải pháp khi trong doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng một phần mềm nào đó nhưng không thường xuyên. Có thể thời gian đó chỉ kéo dài trong khoảng thời gian thực hiện dự án nên việc mua hẳn một phần mềm trở thành quá đắt. Nhất là đối với những phần mềm chuyên nghiệp.
Hầu hết các hãng hiện nay đều cho sử dụng thử một tháng sau đó mới yêu cầu mua bản quyền. Một số phần mềm sau thời gian thử nghiệm sẽ không cho phép dùng thử lần nữa nhưng số khác, người dùng chỉ cần cài đặt lại là có thể tiếp tục dùng thử.
Việc này có thể hơi mất thời gian nhưng vấn đề bản quyền có thể được giải quyết. Bên cạnh đó cả Adobe và Autodesk hiện nay đều có chính sách bán phần mềm theo tháng. Kèm với đó là khá nhiều tiện ích đám mây cung cấp cho người dùng khả năng làm việc ở mọi nơi. Vậy đây là cách đảm bảo được chính xác phần mềm cần thiết và vấn đề bản quyền luôn được tuân thủ.
Theo Bizlive