Nhiều thách thức với 3 trụ cột trong "cỗ xe tam mã"

Ba trụ cột trong “cỗ xe tam mã” đều đang gặp phải những khó khăn. Chuyên gia cho rằng GDP 2020 có thể chỉ đạt 2-2,5%.

Nhiều thách thức với 3 trụ cột trong "cỗ xe tam mã"

Chuyên gia nhấn mạnh, nếu vì mục tiêu tăng trưởng cao lại phải có sức ép mở cửa nền kinh tế có khi còn làm cho dịch bệnh quay trở lại thì lúc đó tăng trưởng dương có khi cũng trở thành mục tiêu khó.

Khó khăn ở cả ba trụ cột

Hiện Chính phủ có chính sách để đảm bảo mục tiêu kép gồm kiểm soát dịch bệnh và khôi phục kinh tế tăng trưởng . Trong đó, khôi phục kinh tế được cho là phải dựa vào "cỗ xe tam mã" gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, theo PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khi rà soát lại những trụ cột mà ta có thể dựa vào thì thấy các trụ cột này đang còn nhiều khó khăn thách thức, khó có thể phục hồi mạnh mẽ ngay được.

Theo đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đạt khoảng 202 tỉ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu đạt 72 tỉ USD, tăng 20,2%, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành động lực cho tăng trưởng xuất khẩu thì khu vực FDI vốn là khu vực đóng góp nhiều nhất về xuất khẩu thì lại bị giảm mạnh, chuỗi giá trị toàn cầu đang bị đứt gãy, như thế thì xuất khẩu của khu vực này năm nay sẽ khó để đóng góp tốt cho tăng trưởng.

Trong khi đó, xuất khẩu cũng được cho là chưa thể hồi phục nhanh chóng dù có các FTA. Bởi xuất khẩu của chúng ta phụ thuộc vào bên ngoài, nhu cầu của các thị trường này đã đi xuống do chính sách "thắt chặt chi tiêu" sau đại dịch.

Do đó, thu nhập giảm, cầu xuất khẩu giảm, đơn đặt hàng giảm là tình trạng chung của các doanh nghiệp. Hiện chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) thấp, thậm chí có lúc rất sâu, khoảng 34-35. Điều đó có nghĩa là tăng xuất khẩu ra thế giới không dễ như mong muốn.

Về đầu tư, chuyên gia cho rằng phải đề cập đến FDI và đầu tư trong nước. Đối với thu hút FDI, 9 tháng đầu năm đạt hơn 19 tỷ USD nhưng mới chỉ là con số đăng ký, còn thực hiện trong bối cảnh hiện nay là rất khó.

"Do vậy, tăng trưởng mà kỳ vọng vào trụ cột của FDI cũng sẽ là khó", Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá.

Chiến lược 4 chữ "t"

Trước những thách thức này, chuyên gia cho rằng, không nên quá quan tâm tăng trưởng cao hay thấp, đồng thời không quá đặt nặng cân đối thu chi ngân sách, mà quan trọng là bảo tồn được lực lượng doanh nghiệp đang chịu tổn hại nặng nề vì dịch bệnh. Bởi doanh nghiệp "chết" thì những năm tới chúng ta càng khó khăn hơn.

Trên thực tế, 9 tháng vừa qua bên cạnh 34.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, đã có 38.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 27.600 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, gần 12.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 36.500 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, đây là con số rất đáng báo động.

Thậm chí, các doanh nghiệp sẽ còn khó khăn nhiều hơn nữa vì tác động của COVID-19 là lâu dài, các doanh nghiệp yếu thì "chết" trước, đến các quý sau thì đến lượt các doanh nghiệp khỏe hơn bắt đầu "chết".

Đề xuất giải pháp cho bài toán cứu trợ doanh nghiệp, hồi phục kinh tế, không ít ý kiến cho rằng, không cần đao to búa lớn, muốn vực dậy nền kinh tế, trọng tâm từ nay đến cuối năm chỉ cần 4 chữ "t". Đó là "tập trung tiêu tiền".

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm mang tên 4 chữ "t" chính là cần có giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video