Nhiều doanh nghiệp FDI muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam

GS.TS Edmund Malesky – Đại học Duke, Hoa Kỳ đã cho biết như vậy tại Lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016 diễn ra sáng 14/3.

[caption id="attachment_51158" align="aligncenter" width="588"] GS.TS Edmund Malesky – Đại học Duke, Hoa Kỳ[/caption]

GS.TS Edmund Malesky khẳng định: kết quả điều tra DN nước ngoài PCI-FDI năm 2016 cho thấy nhiều tín hiệu tốt. Trong hai năm qua, những thay đổi pháp luật đã tạo ra một môi trường pháp lý thân thiện hơn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những cải cách này đã gặt hái được thành quả, gia tăng sự lạc quan của giới đầu tư nước ngoài và triển vọng mở rộng sản xuất kinh doanh lớn hơn.

Khảo sát điều tra thu thập ý kiến của 1.550 doanh nghiệp FDI đến từ 46 quốc gia khác nhau đang hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố của Việt Nam có mật độ doanh nghiệp FDI tập trung cao nhất.

GS.TS Edmund Malesky cho biết, năm 2016, 11% doanh nghiệp FDI cho biết đã tăng đầu tư hoạt động và 63% tuyển thêm lao động mới. Số lượng việc làm theo điều tra.

[caption id="attachment_51159" align="aligncenter" width="588"] Toàn cảnh lễ công bố.[/caption]

Theo nhiệt kế doanh nghiệp, tâm lý lạc quan về kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm tới đã tăng lên nhanh chóng. Năm vừa qua, hơn một nửa số doanh nghiệp trong mẫu điều tra PCI-FDI cho biết có ý định tăng quy mô hoạt động, mức cao nhất kể từ năm 2010.

Tương tự như kết quả điều tra PCI-FDI các năm trước, doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hướng vào xuất khẩu và có mức lãi tương đối thấp. Họ thường cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các nhà sản xuất lớn hơn hoặc tập đoàn đa quốc gia, do đó họ thường nằm ở những vị trí thấp nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm. Tương tự như nguồn vốn FDI đăng ký, đa phần các nhà đầu tư đến từ Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan – Trung Quốc, Singapore và Trung Quốc.

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Hơn 90% doanh nghiệp FDI có được tất cả các giấy phép cần thiết để chính thức đi vào hoạt động chỉ trong vòng ba tháng, kể từ khi bắt đầu thực hiện các thủ tục. Khoảng 40% doanh nghiệp trong năm 2015 và 2016 chính thức đi vào hoạt động trong vòng chỉ một tháng. Đây là tỉ lệ cao nhất Việt Nam từng đạt được và tăng đáng kể so với giai đoạn 5 năm trước.

Theo ông, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sau giai đoạn thành lập. Năm 2016, 72% doanh nghiệp cho biết họ mất hơn 5% quỹ thời gian trong năm để tìm hiểu và thực hiện các quy định hành chính, đồng nghĩa với việc mất đi lượng thời gian tương ứng đáng lẽ được dùng để quản lý và phát triển doanh nghiệp. Tỉ lệ này cao đáng kể so với mức thấp lịch sử đạt được trong năm 2010 (56%).

“Dù số cuộc thanh, kiểm tra mỗi năm tương đối thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, song vẫn còn gần 5% doanh nghiệp FDI bị thanh tra, kiểm tra trên 8 lần. Theo các doanh nghiệp FDI, đứng đầu danh mục phiền hà là các thủ tục về thuế, phí, bảo hiểm xã hội và thủ tục thông quan” – ông nói.

Dù vậy, GS.TS Edmund Malesky cho biết tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn tất cả các thủ tục này đã giảm so với năm 2015. Kết quả này phần nào nhờ các nỗ lực thực hiện Nghị quyết 19/NQCP/2015 nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Điều này đặc biệt đúng đối với lĩnh vực hải quan, một trong những trọng tâm của Nghị quyết này.

Dù đã giảm đáng kể so với năm 2014 nhưng vẫn có tới 68% doanh nghiệp FDI tin rằng các DNNN có nhiều đặc quyền và đặc lợi hơn.

Khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các tài liệu về quy hoạch và dự toán ngân sách, có xu hướng suy giảm theo thời gian. Các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận thông tin, tài liệu, phải phụ thuộc nhiều hơn vào các mối quan hệ cá nhân cũng như gặp tình trạng chất lượng thông tin kém ngay cả khi đã lấy được thông tin.

Theo cảm nhận của các doanh nghiệp FDI năm nay, một số loại tham nhũng vặt có xu hướng giảm. Khoảng 25% các doanh nghiệp FDI thừa nhận rằng họ đã trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư và 13,6% trả hoa hồng khi cạnh tranh để có được các hợp đồng của cơ quan nhà nước. Cả hai tỉ lệ này đều giảm so với năm 2015 nhưng nó vẫn là điều luôn lo ngại.

Phát biểu tại Lễ công bố, Đại sứ Ted Osius – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định: Bản báo cáo này có tầm quan trọng sống còn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Ông cũng cho biết, cạnh tranh giúp cải thiện hiệu quả hoạt động khi chúng ta đang tăng cường quan hệ thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Bản báo cáo năm nay cho thấy tinh thần lạc quan đang tăng lên trong cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là những cải thiện vững chắc trong việc thực hiện các cải cách nói chung.

“Các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy rằng chi phí gia nhập thị trường đã giảm đáng kể, và họ coi đó là nhờ có Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014” – Đại sứ nói.

Theo Enternews

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video