Nhiều cơ hội từ EVFTA

Hội thảo Cơ hội từ FTA Việt Nam - EU cho doanh nghiệp (DN) đã được tổ chức vào sáng 1-6 tại TP HCM.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và ông Mauro Petriccione - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thương mại Ủy ban châu Âu, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) - cho rằng Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn để hiệp định có hiệu lực vào năm 2018. Hiệp định EVFTA sẽ tác động tích cực, mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam làm ăn với EU cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng xuất khẩu sang EU, mới đạt khoảng 0,75% tổng giá trị nhập khẩu của thị trường này. Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ tạo ra cú hích đối với thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - EU. EU đã đồng ý xóa bỏ trên 85% biểu thuế khi hiệp định có hiệu lực và trong 7 năm sẽ xóa bỏ trên 99% biểu thuế cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như dệt may, giày dép, điện thoại, máy tính, nông thủy sản… sẽ được hưởng lợi lớn khi EU xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu.
[caption id="attachment_22028" align="aligncenter" width="500"]Ngành dệt may được kỳ vọng nhiều khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Tấn Thạnh Ngành dệt may được kỳ vọng nhiều khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Tấn Thạnh[/caption]

Vì vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh kêu gọi cộng đồng DN chủ động hơn trong việc tìm đến khách hàng EU, tìm hiểu yêu cầu của họ để cải thiện việc kinh doanh của mình, sớm vượt qua những khó khăn. “Những rào cản kỹ thuật được dựng lên nhằm đáp ứng mục tiêu chính đáng như an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa 2 bên. Trong tương lai, 2 bên có thể đàm phán để thừa nhận các tiêu chuẩn của nhau, sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn của Việt Nam thì mặc nhiên được nhập khẩu vào EU” - Thứ trưởng Khánh cho biết.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, về tổng thể, các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) tương thích nhau. Tuy nhiên, EVFTA mở cửa sâu hơn trong một số lĩnh vực, như EU sẵn sàng xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu hàng may mặc, giày dép của Việt Nam trong 7 năm, không yêu cầu quy tắc xuất xứ với hàng dệt may từ sợi mà chỉ yêu cầu từ vải trở đi. Đặc biệt, EU mở cửa rất sâu cho nông sản của Việt Nam…

Trong chuyến công tác tại Việt Nam, ông Mauro Petriccione và Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã dự buổi ra mắt Sổ tay hướng dẫn về EVFTA nhằm cung cấp cho cộng đồng DN những thông tin hữu ích.

Theo NLĐ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video