Nhật Bản tính nuôi bò thịt quy mô lớn tại Việt Nam

Ushichan Farm dự kiến sẽ bắt đầu nuôi khoảng 5.000 con bò thịt ở Việt Nam sớm nhất vào cuối năm nay.

nhat-ban-tinh-nuoi-bo-thit

Công ty chăn nuôi Ushichan Farm ở Ishinomaki, tỉnh Miyagi (Nhật Bản) - nơi từng bị tàn phá bởi trận động đất lịch sử vào năm 2011 - dự kiến sẽ bắt đầu nuôi khoảng 5.000 con bò thịt ở Việt Nam, sớm nhất là vào cuối năm nay.

Tờ Yomiuri Shimbun cho hay, công ty này sẽ hợp tác với Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) để phát triển dự án. Theo thỏa thuận, SAGRI sẽ chuẩn bị trang trại và bê con, trong khi các nông dân Nhật Bản sẽ hỗ trợ kiến thức chuyên môn trong ngành chăn nuôi.

Trên trang web của SAGRI, doanh nghiệp này cho hay, bản ghi nhớ về việc hợp tác đã được các bên ký vào tháng 8 vừa qua. Dự án sẽ được triển khai tại trang trại 500ha ở Củ Chi. Thịt bò từ trang trại này sẽ bắt đầu được đưa ra thị trường từ năm 2018.

Phía Nhật có thể sẽ nhận được 3 triệu USD phí tư vấn hằng năm. Đây là một thương vụ đặc biệt lớn trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh của các nông dân ở vùng bị động đất. "Đây không chỉ là hành động tái thiết sau thiên tai mà còn là một chiến lược tăng trưởng mới của ngành nông nghiệp Nhật Bản", một chuyên gia nông nghiệp nước này kỳ vọng.

Ushichan là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt lớn nhất vùng Tohoku (phía Bắc đảo Honshu). Công ty này bán ra thị trường loại bò thịt giàu chất béo gọi là shimofuri và một loại thịt khác ít chất béo hơn.

Sau thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ hạt nhân ở Fukushima, doanh số của Ushichan giảm 500 triệu yen vào năm 2012. Tuy vậy, nhân viên công ty đã cải thiện được chất lượng thịt bò nhờ các biện pháp công nghệ như dùng máy tính bảng để quản lý gia súc.

Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ thịt bò đang gia tăng mạnh cùng với tăng trưởng GDP. SAGRI sẽ tận dụng tay nghề sản xuất cao của nông dân Nhật Bản nhằm cải thiện chất lượng thịt bò nuôi trong nước.

Theo đại diện từ Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), hiếm có một khoản đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam nào lại lớn như khoản đầu tư này. Giáo sư danh dự của Đại học Miyagi là ông Kazunuki Oizumi cho rằng, "xuất khẩu kỹ năng và kỹ thuật nông nghiệp có thể là nguồn tăng trưởng mới cho Nhật Bản".

Trước đó, nông dân tại các khu vực ven biển ở tỉnh Miyagi bị tàn phá bởi sóng thần đã bắt đầu các hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Từ năm 2012, một công ty sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Yamamoto đã phát triển dự án trồng dâu ở Ấn Độ, trong khi nông dân thành phố Iwanuma đã trồng lúa gạo tại Việt Nam từ năm 2014.

Theo Yomiuri Shimbun

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video