Nhập khẩu Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 7 giúp thặng dư hơn 5 tỷ USD
Đồng Yên tăng giá khiến đã khiến những đơn hàng quốc tế của Nhật Bản ra nước ngoài trở nên khó khăn hơn, quá đó khiến kim ngạch xuất khẩu của nước này giảm với tốc độ mạnh nhất trong vòng 7 năm qua.
Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, trùng khớp với những dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters. Đây đã là tháng thứ 10 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sụt giảm so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, nhập khẩu giảm mạnh 24,7% so với cùng kỳ năm trước, tồi tệ hơn tốc độ giảm 20,6% được dự báo trước đó và là tốc độ sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.
Điều này đã giúp thương mại của Nhật Bản thặng dư 5,15 tỷ USD trong tháng 7, cao hơn mức dự báo thặng dư 2,78 tỷ USD. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
[caption id="attachment_30648" align="aligncenter" width="700"]
Sau khi số liệu thương mại tháng 7 được công bố, đồng Yên đã tăng 0,6% so với đồng USD, khiến tỷ giá USD/JPY giảm xuống mức 99,73. Tính từ đầu năm tới nay, đồng Yên đã tăng hơn 17%. Đồng tiền tăng giá là cơn đau đầu đối với những nhà xuất khẩu nội địa bởi nó khiến lợi nhuận của họ giảm và khiến hàng hóa của các quốc gia khác trở nên hấp dẫn hơn.
Giám đốc điều hành Kathy Matsui của Goldman Sachs Japan cho rằng điều này là hoàn toàn hợp lý. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 là quá tốt cho nên việc số liệu tháng 7 thấp hơn là điều có thể dự đoán được.
Điều quan trọng là việc tình trạng xuất siêu vẫn diễn ra và số lượng các tài khoản vãng lai vẫn ở mức lớn – đó là một trong những lý do khiến đồng Yên duy trì ở mức cao.
Mặc dù nhập khẩu của Nhật Bản bất ngờ giảm mạnh hơn dự báo nhưng nhà kinh tế trưởng cao cấp Marcel Thieliant của Capital Economics cho rằng tác động của giá năng lượng rẻ vào giá trị nhập khẩu đang dần trở nên mờ nhạt.
Trong vấn đề tiền tệ trong hợp đồng, giá nhập khẩu đã giảm 10,9% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước – tốc độ giảm chậm nhất kể từ tháng 12/2014.
Đa phần các chiến lược gia ngoại hối tin rằng đồng Yên sẽ bắt đầu giảm trong thời gian tới, qua đó giúp xuất nhập khẩu của Nhật Bản phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, ông Thieliant cho rằng nhu cầu nước ngoài chậm sẽ khiến kim ngạch thương mại không thể phục hồi quá mạnh mẽ.
Theo CNBC/NDH