Nhận trăm tỉ đồng lãi ngoài từ Oceanbank, cựu sếp Vinashin hầu tòa

Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự và cấp dưới bị cáo buộc nhận 105 tỉ đồng tiền chi lãi ngoài khi Vinashin gửi hàng nghìn tỉ đồng vào OceanBank.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 10.6. Ảnh Trần Vương
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm ngày 10.6. Ảnh Trần Vương

Sáng nay (10.6), TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).  

Bốn bị cáo trong vụ án này gồm Nguyễn Ngọc Sự (sinh năm 1957, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin); Trần Đức Chính (sinh năm 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin); Trương Văn Tuyến (sinh năm 1950, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin); Phạm Thanh Sơn (sinh năm 1972, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin).

Các bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng của VKSNDTC, năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỉ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và 4.190 tỉ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.

Khi đó, mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền trên, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) nhằm chiếm đoạt số tiền do OceanBank chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng.

TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Ảnh Trần Vương
TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Ảnh Trần Vương

Từ tháng 3.2011 đến tháng 8.2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỉ đồng do các cán bộ của OceanBank chi ngoài lãi suất cho các hợp đồng tiền gửi của Vinashin.

Số tiền hơn 105 tỉ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước.

Do vậy, VKSNDTC kết luận các bị cáo Nguyễn Ngọc Sự, Trần Đức Chính, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn phải chịu trách nhiệm hình sự đồng phạm về hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 105 tỉ đồng của OceanBank. 

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự đã trực tiếp ký 12 hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank và chiếm hưởng cá nhân 8 tỉ đồng. Bị cáo Trần Đức Chính đã trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch phát sinh tiền gửi tại OceanBank; trực tiếp nhận, quản lý, chi tiêu sử dụng trái nguyên tắc số tiền ngoài lãi suất theo chỉ đạo của Sự, Tuyến, Sơn và chiếm hưởng cá nhân 10 tỉ đồng.

Bị cáo Trương Văn Tuyến đã trực tiếp ký 2 hợp đồng/giao dịch tiền gửi, không chỉ đạo hạch toán số tiền ngoài lãi suất vào hệ thống sổ sách kế toán của Vinashin; đồng thời bị cáo Tuyến là người đề xuất việc chia tiền và chiếm hưởng cá nhân số tiền 3,5 tỉ đồng.

Bị cáo Phạm Thanh Sơn trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank khi không có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật, chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỉ đồng.

Dự kiến phiên tòa diễn ra trong ba ngày từ 10-12.6.

------

Trong số các bị cáo, ông Trần Đức Chính (sinh năm 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin) hầu tòa lần thứ hai. Ngày 8.5 trước đó, ông này bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 18 tháng tù cùng tội danh trên vì nhận lãi ngoài của Ngân hàng TMCP Đại Dương - OceanBank khi còn làm Trưởng ban tài chính, Kế toán trưởng Viện Dầu khí Việt Nam - VPI.

Theo LĐO

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video