Nguy cơ thua trên sân nhà và "quả ngọt" hội nhập dành cho FDI

Trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp cho biết đã không thể chen chân trên chính sân nhà. Nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu và phần ngon của các FTA dành cho FDI là điều có hể xảy ra.

[caption id="attachment_14028" align="aligncenter" width="700"]Nguy cơ doanh nghiệp Việt thua ở sân nhà Nguy cơ doanh nghiệp Việt thua ở sân nhà[/caption]

Việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội cho Việt Nam, thế nhưng một “lưu ý” mà TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra rằng trong số 13 nước tham gia TPP thì Việt Nam là nước có trình độ thấp nhất.

“Trong các hiệp định gần đây mà ta tham gia thì Việt Nam là nước kém nhất, nhưng phải khẳng định rằng Việt Nam rất tự tin. Hiệp định này hàm chứa việc ta chọn TPP để bứt. Đây là cơ hội lớn nhất, nhưng cần phải lưu ý rằng năng lực cạnh tranh của ta còn rất thấp, năng suất lao động thấp” – TS. Thiên đánh giá.

Doanh nghiệp khó chen chân thì sao đấu nổi?

Dẫn chứng cụ thể, những đối tượng tham gia và chịu tác động trực tiếp nhất từ TPP chính là doanh nghiệp và người nông dân, là những người trực tiếp tham gia vào mạng lưới sản xuất. Tuy nhiên, TS. Thiên chỉ ra rằng thách thức lớn nhất là Việt Nam thiếu nền công nghiệp hỗ trợ phát triển.

“Thời buổi hiện nay kinh tế được phát triển theo chuỗi, nhưng nếu chúng ta không có công nghiệp hỗ trợ, nhất là công nghệ cao thì khó bám vào” – TS. Thiên nhận định.

Đặc biệt, việc tham gia TPP sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa DN Nhà nước và DN tư nhân. Trên cơ sở nền tảng nền kinh tế tới đây, doanh nghiệp tư nhân sẽ là thành phần quan trọng thì việc tạo ra môi trường chính sách để cho tư nhân phát triển là rất quan trọng.

“Phải dưa trên tinh thần phục vụ, hỗ trợ tối đa cho khu vực tư nhân phát triển. Với những trói buộc về chính sách, thu phí nhiều quá, thuế nhiều thì cần loại bỏ. Tôi cho rằng tới đây cùng với công khai minh bạch và coi khu vực tư nhân là quan trọng. Cần thay đổi theo hướng Nhà nước là công cụ phục vụ cho tư nhân kinh doanh tốt nhất” – TS. Thiên đề xuất.

Thế nhưng, ngay chính người trong cuộc lại tỏ ra lo lắng khi đến thời điểm này, cho dù TPP chưa có hiệu lực chính thức và vừa mới kết thúc xong đàm phán và ký kết, nhưng DN nội địa đang ngày càng bị loại ra khỏi cuộc chơi trên chính sân nhà.

Đại diện một doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo cho biết ngay khi có các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam thì đã có một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến, chế tạo rót vốn vào. Với năng lực của doanh nghiệp nội còn hạn chế, vị này cho rằng rất khó để có thể chen chân vào chuỗi cung ứng, nên cho đến thời điểm này các doanh nghiệp cơ khí nội đã nhìn thấy một nguy cơ nhãn tiền là bị “thua” ngay sân nhà.

Quả ngọt hội nhập cho FDI?

Một đại diện của Hội đồng chính sách Khoa học công nghệ quốc gia cũng bày tỏ lo ngại rằng, làm thế nào phát triển thị trường trong nước trước bão táp hội nhập là bài toán cần được đặt ra trong thời gian tới. Bởi hiện nay, không chỉ các ngành sản xuất mà chính các ngành dịch vụ như ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục cũng đang phải cạnh tranh và… thua ngay trên sân nhà.

Trong khi đó, năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam là nền tảng năng suất thấp, khoa học công nghệ kém phát triển nên doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh ngay khi mà các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào Việt Nam, có công nghệ, vốn, kỹ năng tốt.

Trước thực trạng dòng vốn đầu tư FDI đổ mạnh vào Việt Nam. TS. Thiên đặt câu hỏi: “Có phải ta ký TPP mang lại ưu đãi để cho DN nước ngoài vào Việt Nam tận hưởng hay không? Nhất là khi Trung Quốc thừa đủ năng lực, họ đầu tư vào và đang tận dụng cơ hội từ hội nhập?”

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video