Nghi vấn Công ty Nhật hối lộ quan chức 5 tỷ đồng: Cán bộ Thuế bị đình chỉ nói gì?

Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ký quyết định thanh tra thuế công ty Tenma Việt Nam nói, vụ việc liên quan đến danh dự, mong sớm được làm sáng tỏ. Những người khác cho biết đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng.
Nghi vấn Công ty Nhật hối lộ quan chức 5 tỷ đồng: Cán bộ Thuế bị đình chỉ nói gì? - Ảnh 1.

Trụ sở Cty Tenma Việt Nam tại Bắc Ninh

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Phạm Đức Thường (thời điểm ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra thuế Cty TNHH Tenma Việt Nam vào tháng 8/2019 là Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh) cho biết, hiện các cơ quan chức năng đang thanh tra vụ việc nên ông chưa thể phát ngôn cụ thể về sự việc.

Ông Thường chỉ cho hay: “Vụ việc này liên quan đến danh dự, trách nhiệm của tôi. Tôi cũng mong muốn sớm làm sáng tỏ”, ông Thường chia sẻ.

Hiện, ông Thường đã chuyển đến làm Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính. Ngày 26/5, Tổng Cục thuế có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Thường để thanh tra vụ việc nghi vấn Cty THNH Tenma Việt Nam hối lộ 5 tỷ đồng cán bộ Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, cán bộ Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (Trưởng đoàn Kiểm tra thuế Cty TNHH Tenma Việt Nam vào thời điểm tháng 8/2019) cũng chia sẻ, Bộ Tài chính đang thanh tra.

Bản thân ông đang bị đình chỉ công tác nên không thể phát ngôn gì. Khi nào có kết quả, đoàn thanh tra sẽ thông báo. “Hiện tôi đang tập trung giải trình vụ việc này với đoàn thanh tra”, ông Tuấn nói.

Liên quan đến vụ việc nghi vấn Cty TNHH Tenma Việt Nam hối lộ cán bộ Việt Nam, ông Tuấn bị tạm đình chỉ công tác để tiến hành thanh tra vụ việc này.

Theo Nguyễn Thắng (Tiền Phong)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video