Ngành thuế vào cuộc thương vụ lan Hồng Bồng Lai giá hơn 1,6 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ An II đã vào cuộc vụ giao dịch cây lan Hồng Bồng Lai giá hơn 1,6 tỷ đồng gây xôn xao dư luận.

Ngày 31/3, ông Bạch Hưng Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ An II cho biết, ngay sau khi nắm bắt thông tin, phía Chi cục đã xuống trực tiếp nhà người bán để làm việc.

“Sau khi nắm bắt vụ việc, tôi cũng đã cho cán bộ thuế xuống tận nơi, xác minh, làm biên bản, giao dịch là có thật. Tuy nhiên, do là sản phẩm nông nghiệp, tự trồng nên không thuộc đối tượng chịu thuế. Còn việc mua bán, kinh doanh thương mại thì phải chịu thuế. Tôi đã trao đổi với phía Công an huyện, cũng đã lấy hồ sơ bên thuế để làm việc với chủ hộ”, ông Đại thông tin.

Trước đó, như Tiền phong đã đưa tin, ngày 30/3, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại toàn cảnh giao dịch mua bán cây lan đột biến Hồng Bồng Lai 7cm tại câu lạc bộ hoa lan huyện Yên Thành (Nghệ An).

Trong đoạn video, một người đàn ông mặc áo xanh đã đứng ra giới thiệu về thương vụ giao dịch giữa anh Luật và khách hàng đến từ tỉnh Hoà Bình. Xung quanh điểm giao dịch rất nhiều người đứng xem và chứng kiến. Sự việc gây xôn xao dư luận.

Trong chiều 30/3, trao đổi với PV, anh Trần Đình Luật (trú tại xã Mã Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), người bán cây hoa lan khẳng định việc mua bán là có thật. “Chúng tôi mua bán đang hoàng, không lừa dối, thuận mua - vừa bán. Hôm nay, tôi cũng đã làm việc với Công an huyện và Chi cục thuế. Cây lan cũng là sản phẩm nông sản mà tôi nuôi trồng. Tôi được biết, luật pháp cũng chưa có quy định cụ thể nào về việc nộp thuế trường hợp này”.

Theo Thu Hiền (Tiền phong)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video