Ngành Thuế và Hải quan “gỡ khó” cho doanh nghiệp kiều bào

Gần 100 doanh nhân Việt kiều hoạt động trong nhiều lĩnh vực đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo các cơ quan thuế, hải quan TP HCM nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt kiều đầu tư làm ăn tại quê nhà. Buổi đối thoại do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM tổ chức.

[caption id="attachment_73921" align="aligncenter" width="700"] Quang cảnh buổi đối thoại.[/caption]

Tại buổi đối thoại, đa số các doanh nghiệp đều phản ứng mạnh về quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, và cho rằng quy định này sẽ cản trở việc phát triển kinh doanh, ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với đó là những thắc mắc về việc nhập con giống để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Chia sẻ về câu chuyện của công ty mình, ông Lê Ngọc Thạch - Việt kiều Canada, đang làm chương trình về nông nghiệp công nghệ cao, cho biết, công ty ông muốn nhập giống cá hồi, các chình về phát triển tại Việt Nam, nhưng lại lo ngại quy trình kiểm dịch tại Việt Nam. Bởi cá giống nếu bị ách lại cả tuần chờ kiểm dịch sẽ chết trước khi có quyết định thông quan. Chúng ta có thể học tập một số nước như Canada về vấn đề này, nếu hàng hóa đã nằm trong danh mục được phép nhập thì cứ thế thông quan… Vấn đề này ông đã thắc mắc gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP HCM, cho biết, hiện nay cơ chế dành cho các doanh nhân kiều bào cũng nằm trong cơ chế chung. Tuy nhiên, trong từng chính sách thì ngành hải quan cũng đang phối hợp với các Sở, ngành báo cáo UBND TP HCM để xin cơ chế tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nhân kiều bào yên tâm đầu tư.

Về việc nhập con giống, cây giống cho nông nghiệp kỹ thuật cao, ngành Hải quan cũng đã phối hợp với các cơ quan kiểm dịch thành lập cơ chế kiểm tra một cửa tại hải quan Tân Sơn Nhất để tiện cho việc kiểm tra, lấy mẫu. Trường hợp một số loại cây giống, con giống không thể lấy mẫu ngay cửa khẩu thì phía cơ quan hải quan cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp mang mẫu về cơ sở và cơ quan quản lý sẽ đến tận nơi để lấy mẫu kiểm tra. Tuy nhiên, con giống cây giống nào cần phải kiểm tra thì lại thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng theo ông Nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hải quan đối với một tờ khai tại cơ quan hải quan rất nhanh (chiếm khoảng 28% thời gian thông quan và không quá một ngày làm việc). Thời gian còn lại thuộc về phía doanh nghiệp và các cơ quan liên ngành, trong đó các cơ quan quản lý chuyên ngành chiếm đến 72% thời gian thông quan hàng hóa.

Trả lời vướng mắc của một số doanh nghiệp liên quan đến khó khăn về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng theo quy định của Thông tư 23 của Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, quy định này nhằm tạo ra rào cản kỹ thuật ngăn chặn các máy móc thiết bị quá lạc hậu vào Việt Nam biến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vào thực tế, quy định này cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến phản hồi vì đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong việc nhập khẩu các máy móc cũ nhưng vẫn còn chất lượng về sản xuất kinh doanh. Để tháo gỡ khó khăn này, đối với các trường hợp cụ thể, các doanh nghiệp cần có văn bản gửi lên Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.

Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM, hiện nay có khoảng 1.000 doanh nghiệp có vốn của kiều bào đầu tư tại TP HCM với tổng vốn điều lệ gần 40.000 tỷ đồng, có hơn 120 dự án đầu tư của kiều bào với tổng vốn 260 triệu USD được phép hoạt động theo hình thức đầu tư nước ngoài. Các dự án của kiều bào tập trung vào các lĩnh vực như: đầu tư xây dựng hạ tầng, xử lý môi trường, trung tâm thương mại...

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video