Ngành bán lẻ Việt Nam: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”

Sự gia tăng đột biến về số lượng các nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường, các cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài mới được mở với các vụ sáp nhập – hợp nhất – mua lại cổ phần (M&A) gần đây, đã khiến ngành bán lẻ của Việt Nam “nổi” hơn bao giờ hết. Cũng từ đây xuất hiện những lo lắng về nguy cơ ngành bán lẻ Việt Nam có thể bị “thôn tính” bới các “ông lớn” ngoại. Tuy nhiên, hãy khoan nhắc đến vấn đề đó, bởi trong nội tại ngành bán lẻ nước ta cũng đang có những bất cập không hề nhỏ.

[caption id="attachment_26367" align="aligncenter" width="650"]Với vai trò là đầu ra cho sản xuất, ngành bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ hàng hoá là khâu quan trọng của toàn bộ chuỗi sản xuất và của tất cả các ngành sản xuất. Do đó, sự phát triển của ngành bán lẻ sẽ quyết định một phần không nhỏ hiệu quả, lợi nhuận và sự phát triển của các ngành sản xuất trong nền kinh tế. (Ảnh Internet) Với vai trò là đầu ra cho sản xuất, ngành bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ hàng hoá là khâu quan trọng của toàn bộ chuỗi sản xuất và của tất cả các ngành sản xuất. Do đó, sự phát triển của ngành bán lẻ sẽ quyết định một phần không nhỏ hiệu quả, lợi nhuận và sự phát triển của các ngành sản xuất trong nền kinh tế. (Ảnh Internet)[/caption]

Trong một cuộc khảo sát doanh nghiệp bán lẻ vào tháng 3-4/2016 trên phạm vi toàn quốc cho thấy doanh nghiệp có 100% vốn từ tư nhân trong nước chiếm 78%, doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm 15%, và doanh nghiệp có vốn FDI chỉ chiếm 5%. Với số liệu trên, doanh nghiệp bán lẻ nội địa của Việt Nam đang chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, mặc dù chiếm một số lượng rất nhỏ nhưng nhóm các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài lại có doanh thu và hiệu quả kinh doanh lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung. Theo một báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, doanh số bán ra tại một điểm bán lẻ của khối FDI thường cao gấp 3-4 lần, thậm chí 7-8 lần so với doanh số một siêu thị nội. Vậy đâu là nguyên nhân?

Nguồn cung nội địa khó khăn…

Tại buổi Tạo đàm tham vấn “Nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA”, TS Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết đã tiến hành nghiên cứu về nguồn cung và tỷ trọng hàng nội địa/nhập khẩu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên toàn quốc.

Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 7 nguồn cung hàng phổ biến, nguồn hàng nội địa chiếm vị tri lớn nhất, khoảng 60% tổng nguồn hàng của các doanh nghiệp.

Về nhập khẩu, hàng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp nước ngoài chiếm 19% tổng nguồn hàng, số nhập khẩu gián tiếp thông qua các khâu trung gian chiếm 13% nguồn hàng.

Như vậy, ít nhất là với nhóm các doanh nghiệp tham gia điều tra, có thể thấy hàng nội địa vẫn đang chiếm tỷ trọng đa số trong tổng nguồn hàng của doanh nghiệp, cao gấp đôi so vói nguồn hàng nhập khẩu.

“Tuy nhiên, đáng nhạc nhiên là khi được hỏi về mức độ thuận lợi của việc mua hàng hoá từ nguồn nội địa, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là thuận lợi lại không nhiều như suy đoán”, bà Loan cho biết.

Cụ thể, chỉ có 14,49% số doanh nghiệp cho biết mua hàng từ nguồn này là khó khăn, nhưng cũng chỉ có 50,72% các doanh nghiệp cho rằng việc mua hàng này là thuận lợi; 34,78% đánh giá ở mức bình thường.

[caption id="attachment_26368" align="aligncenter" width="650"]Có tới 52% các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoạt động theo mô hình truyền thống (cửa hàng chuyên doanh, của hàng tạp hoá), số kinh doanh theo mô hình hiện đại rất thấp (siêu thị tổng hợp 10%, trung tâm mua sắm 8%). Tuy nhiên, theo mục tiêu mà Bộ Công Thương đề ra, đến năm 2020 tỷ lệ mô hình bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 40%. Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại về con số này. (Ảnh Internet) Có tới 52% các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoạt động theo mô hình truyền thống (cửa hàng chuyên doanh, của hàng tạp hoá), số kinh doanh theo mô hình hiện đại rất thấp (siêu thị tổng hợp 10%, trung tâm mua sắm 8%). Tuy nhiên, theo mục tiêu mà Bộ Công Thương đề ra, đến năm 2020 tỷ lệ mô hình bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 40%. Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại về con số này. (Ảnh Internet)[/caption]

Theo bà Loan, điều này cho thấy, mặc dù mua hàng trực tiếp tại nguồn, ở chính trong nội địa, với doanh nghiệp Việt Nam cũng không hẳn là dễ dàng. Thực tế này phần nào phản ánh những bất cập trong lưu thông hàng hoá trong thị trường nội địa, cũng như những hạn chế trong kết nối giữa các đơn vị sản xuất và các nhà bán lẻ trong nước.

Việc mua hàng nội địa gián tiếp qua khâu trung gian thậm chí còn khó khăn hơn. Có tới 23% số doanh nghiệp cho rằng việc mua hàng nội địa qua trung gian là khó khăn, số cho rằng mua nguồn này dễ dàng cũng chỉ chiếm có 23%. Các doanh nghiệp thậm chí cho biết mua hàng nhập khẩu qua trung gian còn dễ dàng hơn mua hàng nội địa qua trung gian.

Điều đặc biệt là ngay cả đối với các trường hợp nguồn cung từ chính doanh nghiệp, vẫn còn tỷ lệ 11% các doanh nghiệp đánh giá là khó khăn. Đây là kết quả gây ngạc nhiên bởi về mặt logic thì khi doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm của chính mình hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng trong cùng một doanh nghiệp mẹ, rõ ràng việc cung cấp hàng hoá phải thuận lợi, dễ dàng hơn nhiều so với mua từ nguồn cung bên ngoài, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Bà Loan cho rằng: Điều này có lẽ chỉ có thể giải thích được ở những tồn tại trong hệ thống quản lý, kiểm soát hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp giữa các khâu sản xuất, phân phối, bán lẻ hoặc giữa doanh nghiệp trong cùng công ty mẹ.

…và chính sách trong nước cũng không thuận lợi

Đối với đa số các mô hình bán lẻ thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay, mặt bằng vẫn luôn là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.

Lây nay, khi nhắc tới mặt bằng kinh doanh, phần lớn các ý kiến đều tập trung vào vấn đề giá thuê cao, khiến doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cận các mặt bằng lý tưởng cho hoạt động bán lẻ.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của TS Loan và cộng sự, khi được hỏi về các yếu tố gây cản trở đối với doanh nghiệp liên quan tới mặt bằng kinh doanh, kết quả lại cho thấy một thực tế bất ngờ: Chi phí thuê mặt bằng cũng chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp ở mức bằng với các chính sách về quản lý thị trường, thuế… liên quan tới địa điểm kinh doanh.

[caption id="attachment_26366" align="aligncenter" width="650"]TS Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tự tin nhất ở việc hiểu tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề này các doanh nghiệp FDI hoàn toàn có thể làm được, thực tế cho thấy, các siêu thị của nước ngoài hiện nay đang thu hút một lượng lớn khách hàng Việt Nam đến mua sắm. TS Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tự tin nhất ở việc hiểu tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề này các doanh nghiệp FDI hoàn toàn có thể làm được, thực tế cho thấy, các siêu thị của nước ngoài hiện nay đang thu hút một lượng lớn khách hàng Việt Nam đến mua sắm.[/caption]

Câu hỏi đặt ra là, trong khi yếu tố về giá thuê vốn thuộc về thi trường, bản thân các doanh nghiệp bán lẻ cũng như Nhà nước đều khó có thể can thiệp để giám chi phí, nhưng yếu tố về mặt chính sách đối với địa điểm thuê cũng như cách hành xử của các cơ quan quản lý là vấn đề hoàn toàn có thể can thiệp được, mà trong suốt thời gian qua, đây vẫn là điều mà các doanh nghiệp đánh giá là bất cập nhất về mặt bằng kinh doanh bán lẻ?

Ở một khía cạnh khác, cũng như với nhiều ngành, vốn là yếu tố có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong việc thuê mặt bằng, đa dạng nguồn hàng và mở rộng quy mô kinh doanh.

Theo các doanh nghiệp được khảo sát thì vấn đề khó khăn trong khía cạnh vốn không chỉ ở khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp, mà quan trọng hơn là việc các ngân hàng không có các gói vay được thiết kế phù hợp với đặc điểm của ngành bán lẻ (ví dụ về định mức cho vay, thời gian vay, các tài sản bảo đảm, cách thức hoàn trả gốc và lãi…).

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Trên thực tế, từ góc độ chính sách Nhà nước, không gian can thiệp và hỗ trợ trực diện cho ngành bán lẻ về vấn đề lãi suất vay và cơ cấu các khoản vay là không tồn tại. Mặc dù, Nhà nước hoàn toàn có thể khuyến khích các tổ chức tài chính cân nhắc trong việc thiết kế các gói vay phù hợp, qua đó cải thiện, khắc phục các vướng mắc về vốn cho ngành bán lẻ.

Có thể thấy, các lo ngại về việc hàng nhập khẩu sẽ chiếm lĩnh hoàn toàn nguồn hàng của các cơ sở bán lẻ, thậm chí đánh bật hàng nội địa ra khỏi chính thị trường bán lẻ Việt Nam, không chỉ đến từ các thương vụ M&A, vì nếu nhìn một cách khách quan đây là một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế. Mà các lo ngại này sẽ trở thành hiện thực nếu như những tồn tại, bất cập trong chính nội tại của đất nước chưa được quan tâm và giải quyết một cách thấu đáo.

Thách thức trước hết đặt lên vai của mỗi doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh bán lẻ. Bên cạnh đó, không thể thiếu được những định hướng của Nhà nước để đưa ngành bán lẻ của Việt Nam phát triển một cách hệ thống và lâu dài, tránh được tình trạng phát triển manh mún, tự phát và thiêu bền vững như hiện nay.

Theo Congluan

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video